8 triệu chứng mất ngủ thường gặp nhất, nhận biết để khắc phục sớm

144

Có thể bạn đã từng gặp phải một trong các biểu hiện của chứng mất ngủ nhưng không nhận ra. Việc nắm rõ các triệu chứng triệu chứng mất ngủ sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh và có phương án xử lý kịp thời. 

1. Triệu chứng mất ngủ

Mất ngủ được chia là nhiều loại khác nhau như: mất ngủ ban đêm, mất ngủ kinh niên, mất ngủ sau sinh hay rối loạn giấc ngủ. Tùy thuộc và mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, mà có thể xuất hiện một vài triệu chứng hoặc nhiều triệu chứng cùng xảy ra. Tuy nhiên, tất cả đều có chung các biểu hiện thường gặp như:

– Khó ngủ vào ban đêm

Đây là dấu hiệu điển hình, mà hầu hết người bị mất ngủ nào cũng gặp phải. Họ khó đi vào giấc ngủ, phải trằn trọc thao thức nhiều giờ đồng hồ, hay áp dụng đủ cách giúp dễ ngủ thì mới có thể chìm vào giấc ngủ được.

– Dễ tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm

Chất lượng giấc ngủ của người mất ngủ cũng không được đảm bảo, khi họ dễ tỉnh giấc vào ban đêm, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc, khó ngủ trở lại. Hoặc thức dậy rất sớm và không có cảm giác vừa mới ngủ dậy, do giấc ngủ quá ngắn.

– Không cảm thấy thư giãn sau một đêm ngủ 

Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng, đây là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi, tái tạo năng lượng sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Vì vậy, giấc ngủ không ngon, chắc chắn sẽ khiến người bị mất ngủ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi sau khi tỉnh giấc.

– Khó tập chung, chú ý vào các công việc, giảm trí nhớ

Triệu chứng tiếp theo dễ nhận thấy đó là sự mất tập chung, hay quên. Giấc ngủ và não bộ có mối liên quan mật thiết với nhau. Vì khi ngủ, não bộ sẽ được nghỉ ngơi, loại trừ căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung trí nhớ, tư duy và sự sáng suốt.

– Khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng

Sau giấc ngủ không ngon, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không có sức sống, dễ nóng giận, cáu gắt, tâm trọng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, cảm thấy cô đơn. Tình trạng mất ngủ kéo dài còn làm tăng nguy cơ dẫn đến các chứng bệnh như trầm cảm, mất thăng bằng…

– Mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày

Triệu chứng mất ngủ cũng hoàn toàn dễ hiểu. Nếu ban đêm khó ngủ, ngủ không sâu giấc thì ban ngày sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi giã rời, không tỉnh táo, hay buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt hằng ngày.

– Lo lắng liên tục về giấc ngủ 

Mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược cả về thể chất và tinh thần, có thể khiến người mất ngủ cảm thấy ám ảnh, tâm trí luôn lo lắng, suy nghĩ về giấc ngủ, nhất là khi về đêm. 

– Tăng lỗi hoặc tai nạn

Người ngủ không đủ giấc, tinh thần không ổn định cũng dễ gặp phải các lỗi sai, làm giảm hiệu suất trong công việc hay học tập, trong sinh hoạt hằng ngày cũng dễ xảy ra các sai sót không đáng có. Bên cạnh đó, họ còn có thể bị ảo giác, chóng mặt, khi tham gia giao thông rất dễ gặp tai nạn nguy hiểm.

Khi bắt đầu thấy xuất hiện một trong số các triệu chứng kể trên, thì nên có biện pháp can thiệp ngay. Nên ưu tiên các cách cải thiện giấc ngủ tự nhiên an toàn như thay đổi thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao, yoga….để tránh bị mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống.

Triệu chứng mất ngủ
Tổng hợp các triệu chứng mất ngủ

2. Biện pháp phòng ngừa mất ngủ

Tình trạng mất ngủ có thể được cải thiện thông qua các thói quen tốt như:

– Tạo lịch ngủ khoa học: Bạn nên đi ngủ và dậy vào một khung giờ nhất định. Thời gian ngủ hợp lý được các chuyên gia khuyến cáo là trước 23 giờ và dậy lúc 5-6 giờ sáng.

– Chú trọng không gian ngủ: Không gian phòng ngủ cần được dọn dẹp sạch sẽ và thoáng mát. Đảm bảo điều kiện ánh sáng và không bị làm phiền bởi âm thanh ồn ào. Nhiệt độ trong phòng nên duy trì ở mức 26-28 độ C. Trước khi đi ngủ nên giảm ánh sáng trong phòng bằng cách bật đèn ngủ thay vì đèn trần.

Dọn dẹp không gian ngủ
Dọn dẹp không gian ngủ giúp ngủ ngon giấc hơn

– Thay đổi thói quen ăn uống: Tránh ăn quá no vào bữa tối hoặc ăn sát giờ đi ngủ. Đồng thời cần hạn chế sử dụng những sản phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ như trà, cà phê, bia rượu,… trước giờ đi ngủ. Thay vào đó, bạn nên uống những thức uống tốt cho sức khỏe như nước ấm pha chút mật ong, trà tâm sen, trà hoa cúc… sẽ giúp đầu óc nhẹ nhàng và thư thái, hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.

– Thực hiện hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ: Tập thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm… là mẹo giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại, xem tivi, máy tính… bởi chúng vừa không tốt cho mắt vừa khiến tình trạng mất ngủ nặng nề hơn.

– Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục thể thao vừa giúp nâng cao sức khỏe vừa phòng ngừa mất ngủ cực kỳ hiệu quả. Khi cơ thể vận động tích cực sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm thiểu căng thẳng, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Bạn chỉ cần thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như: chạy bộ, đạp xe, aerobic, yoga, cúi gập người hay vươn vai giãn cơ… Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ 

Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục, tần suất từ 3 lần/tuần trở lên và kéo dài trong 1 tháng liên tục. Dù người bệnh đã ngủ trong môi trường thoải mái hoặc áp dụng các biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ từ tự nhiên hay đã dùng thuốc mà vẫn bị khó ngủ, chất lượng giấc ngủ không tốt, thì lúc này nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân gây ra vấn đề về giấc ngủ, đồng thời đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp.

Tránh chủ quan, không điều trị, người bệnh có thể sẽ gặp phải các biến chứng như:

– Hiệu suất trong công việc hoặc ở trường lớp thấp hơn bình thường.

– Thời gian phản ứng chậm khi điều khiển xe, tăng nguy cơ tai nạn giao thông.

– Rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc lạm dụng chất.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, huyết áp, tim mạch…

Nếu trong trường hợp, bạn nghĩ rằng mình có thể bị rối loạn giấc ngủ, thì nên đến một trung tâm điều trị rối loạn giấc ngủ để kiểm tra đặc biệt.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên đi khám bác sĩ nếu chứng mất ngủ làm ảnh hưởng đến công việc hay các hoạt động vào buổi sáng của bạn.

Nên đi khám bác sĩ khi triệu chứng mất ngủ không được cải thiện
Dọn dẹp không gian ngủ giúp ngủ ngon giấc hơn

Trên đây là các triệu chứng mất ngủ đặc trưng mà người bệnh nào cũng gặp phải. Khi thấy một trong các biểu hiện này thì không nên chủ quan, mà cần tìm ra biện pháp cải thiện ngay, tránh để lâu có thể dẫn đến mất ngủ kinh niên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nên chú ý quan sát cơ thể, và đi gặp bác sĩ nếu như mất ngủ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.