Khắc phục rối loạn giấc ngủ bằng cách nào?

167

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng chất lượng và thời gian giấc ngủ bị thay đổi bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống hằng ngày. Vậy làm thế nào để khắc phục rối loạn giấc ngủ? là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

1. Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng gì?

Giấc ngủ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe, vì đây là lúc cơ thể sẽ đào thải các chất độc ra ngoài, chuyển hóa sinh năng lượng cung cấp cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Vì vậy, một giấc ngủ ngắn, chập chờn, không sâu giấc diễn ra trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến suy nhược cơ thể gây kiệt sức, cùng với đó là tâm lý sợ hãi, hoang mang.

Người bị rối loạn giấc ngủ có thể gặp các bệnh lý như: đột quỵ, cao huyết áp, tim mạch, suy nhược thần kinh, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh trầm cảm, tâm thần. Tâm lý cũng thất thường như hay cáu gắt, nổi nóng, căng thẳng, lo âu…

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ sẽ có nguy cơ bị tai nạn giao thông hay thực hiện các hành vi trái pháp luật gây hại cho người khác cao hơn người bình thường.

Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

2. Cách khắc phục rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ trong thời gian ngắn hay dài đều có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, cần tìm các biện pháp khắc phục rối loạn giấc ngủ sớm và hiệu quả để tránh gây ra những hệ lụy nguy hiểm. 

2.1. Thư giãn tâm lý

Những người bệnh mất ngủ lâu năm thường rất có tâm lý lo sợ vào mỗi buổi tối, vì họ nghĩ rằng mình sẽ không ngủ được và lo lắng về tình trạng bệnh, khiến càng khó đi vào giấc ngủ. Tuy vậy, với người khỏe mạnh thì việc thỉnh thoảng ngủ không đủ 8 tiếng là điều bình thường, do đó người bệnh không nên quá lo lắng.

Biện pháp thư giãn tâm lý sẽ có hiệu quả tốt hơn đối với những người trẻ, có sức khỏe bình thường và tình trạng rối loạn giấc ngủ chưa nghiêm trọng. Đồng thời, cũng giúp người bị mất ngủ lâu năm dễ ngủ và ngủ hơn hơn.

Người bệnh nên hình thành thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm, ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày. Dành 30 phút trước khi đi ngủ để thư giãn tinh thần, không nên vừa nằm chờ giấc ngủ vừa nghĩ đến các vấn đề căng thẳng. Nếu không ngủ được sau 10-15 phút hãy đứng dậy và đi làm một việc khác.

Thư giãn tâm lý
Thư giãn tâm lý

2.2. Điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt 

Xây dựng lối sống, thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng là cách tốt giúp khắc phục rối loạn giấc ngủ, tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn:

– Ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, kể cả khi chưa cảm thấy buồn ngủ. Lúc đầu sẽ gặp một số khó khăn, tuy nhiên thực hiện trong thời gian dài cơ thể sẽ hình thành thói quen và bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ.

– Nếu có bị mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ bình thường khi không bị mất ngủ, càng cố kéo dài thời gian ngủ thì tâm lý căng thẳng, mệt mỏi càng trầm trọng hơn.

– Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu… vào buổi chiều hoặc buổi tối, sẽ khiến dây thần kinh bị ức chế gây khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

– Không nên ngủ nhiều vào ban ngày, để dành thời gian ngủ cho buổi đêm.

– Tập thể dục buổi sáng đều đặn, có thể tập những bài tập nặng. Thói quen này sẽ điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, giúp cung cấp nguồn năng lượng cơ thể cần trong ngày và đảm bảo giấc ngủ vào cuối ngày.

– Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe nhạc quá to, đọc sách quá hay, xem những bộ phim hành động, kinh dị, đòi hỏi sự chú ý cao.

– Trước khi ngủ khoảng 20 phút, nên tắm với nước ấm. Việc này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, các cơ sẽ được thư giãn và giúp cảm thấy buồn ngủ hơn.

– Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ, sẽ làm gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, khó chịu và dễ dẫn đến mất ngủ.

– Tập những bài thể dục nhẹ nhàng có tính thư giãn trước khi đi ngủ như yoga, giúp tăng chất lượng giấc ngủ, ngủ hơn và sâu giấc hơn.

Vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ là biện pháp quan trọng giúp giải quyết rối loạn giấc ngủ

2.3. Áp dụng một số mẹo giúp giấc ngủ sâu hơn

Ngoài ra, để khắc phục rối loạn giấc ngủ, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ trong phòng ngủ như: 

– Chọn loại gối đệm phù hợp êm ái, giúp tư thế ngủ thể thoải mái, tránh gây đau cứng người khi ngủ

– Khi ngủ nên để phòng tối hoặc ít ánh sáng

– Nghe nhạc nhẹ nhàng, thư giãn giúp dễ đi vào giấc ngủ

– Phòng ngủ thoáng khí, không quá nóng hoặc quá lạnh

– Sử dụng tinh dầu thơm dịu nhẹ trong phòng ngủ…

2.4. Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ giấc ngủ

Dùng các thực phẩm thảo dược cũng là biện pháp hiệu quả giúp khắc phục rối loạn giấc ngủ, mà nhiều người bệnh tìm đến. So với các loại thuốc đặc trị mất ngủ như thuốc an thần thì các sản phẩm từ thiên nhiên có độ an toàn cao hơn, dùng được trong thời gian dài không ít gây tác dụng phụ và có thể dùng được cho nhiều đối tượng.

Những loại thực phẩm này đa phần được bào chế từ các dược liệu có tính an thần, bổ thần kinh và hoạt huyết, giúp giảm căng thẳng, giải phóng áp lực lên hệ thần kinh trung ương và thúc đẩy máu lên não. Từ đó giúp giảm mất ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn sau khi dậy.

Ngoài ra, một số loại thuốc có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ hệ thần kinh, duy trì hoạt động của não bộ và hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.

Để khắc phục rối loạn giấc ngủ cần đòi hỏi sự nghiêm túc, kiên trì tập luyện, thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống trong một thời gian nhất định. Nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị sớm khi thấy có dấu hiệu của bệnh, tránh kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.