Làm thế nào để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em?

840

Theo số liệu thống kê, hiện nay chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em diễn ra khá phổ biến khi chứng bệnh này diễn ra ở 50% trẻ em. Vậy có những nguyên nhân nào khiến chứng bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ em này xảy ra và làm thế nào để cải thiện? Xem ngay bài biết dưới đây để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này! 

Trong xã hội hiện đại ngày nay, chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến. Tuy đây không phải là chứng bệnh nguy hiểm, nhưng nó vẫn có thể để lại cho các bé những hậu quả về lâu về dài như: thiếu tập trung, lơ đãng, thay đổi tâm sinh lý, giảm khả năng ghi nhớ và tập trung, tăng cân, sa sút trí tuệ… Vậy làm thế nào để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

1. Những dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến ở trẻ em

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thường diễn ra với rất nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, theo các chuyên gia, dưới đây là một số dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến ở trẻ em: 

– Rối loạn kích thích: 

Hình thức này thường gặp ở trẻ em 3 đến 13 tuổi, với tỷ lệ là 17,3% và ở những trẻ trên 15 tuổi là 3 – 5%. Dạng rối loạn giấc ngủ này thường có xu hướng di truyền với các dấu hiệu như sau: 

  • Ngủ say khó để đánh thức dậy; 
  • Khả năng phản hồi khá chậm khi bị đánh thức; 
  • Nói lắp và hay nói mơ; 
  • Lú lẫn sau những lần thức tỉnh;
  • Thường xuất hiện vào nửa đầu của giai đoạn giấc ngủ.

– Mộng du:

Một dạng tiếp theo của rối loạn giấc ngủ đó chính là mộng du. Tình trạng mộng du thường xuất hiện phổ biến ở 17% trẻ em, bệnh thường hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 8 đến 12. Ở người lớn khả năng xuất hiện mộng du là khoảng 4%. 

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, tình trạng mộng du thông thường sẽ xảy ra nhiều hơn ở nam giới và có xu hướng di truyền. Nếu cha hoặc mẹ của bé từng có tiền sử bị mộng du thì trẻ em sẽ 45% khả năng gặp tình trạng này. Còn nếu cả cha và mẹ của bé đều bị mộng du thì khả năng mộng du xuất hiện ở trẻ sẽ cao hơn là 60%.

Những dấu hiệu để phát hiện trẻ đang bị mộng du đó là: 

  • Trẻ thường kích động khi ngủ; 
  • Khó đánh thức;
  • Hay mở mắt khi ngủ; 
  • Tình trạng này thường xảy ra vào nửa đầu của giai đoạn giấc ngủ; 
  • Trẻ có thể gặp rối loạn kích thích hỗn hợp hoặc kinh hoàng khi ngủ. 
Trẻ bị mộng du
Trẻ bị mộng du cũng là một dạng rối loạn giấc ngủ

– Ác mộng:

Trong giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi, tỷ lệ trẻ gặp ác mộng khi ngủ thường sẽ khoảng 10 đến 50%. Chứng bệnh rối loạn giấc ngủ dạng gặp ác mộng này thường khởi phát với những trẻ trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, cao hơn thì là 6 đến 10 tuổi. Một số triệu chứng của dạng này là: 

  • Trẻ hay gặp những giấc mơ khó chịu, sợ hãi; 
  • Tăng nhịp tim, hô hấp và điện di khi ngủ (Tăng phản ứng giao cảm);
  • Trẻ thường không nhớ những cơn ác mộng mà mình gặp phải; 
  • Thường xảy ra trong nửa giai đoạn sau của giấc ngủ; 
  • Sự thèm ngủ ở trẻ tăng lên; 
  • Tình trạng ác mộng có thể liên quan đến rối loạn tâm trạng hoặc rối loạn căng thẳng sau ác mộng. 

– Khó thở khi ngủ:

Một dạng rối loạn giấc ngủ khác ở trẻ đó chính là khó thở khi ngủ. Tình trạng khó ngủ thông thường sẽ xuất hiện ở 1% đến 5% trẻ. Chứng khó thở khi ngủ phổ biến nhất ở trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi. Trong đó, đặc biệt dễ mắc ở những trẻ em có bất thường về sọ, hội chứng Down, bệnh thần kinh, teo đường mật. Một số dấu hiệu điển hình của dạng rối loạn giấc ngủ này đó chính là:

  • Trẻ ngủ ngáy; 
  • Tư thế ngủ có nhiều bất thường như cổ bị trễ, miệng mở,.. 
  • Trẻ hay đái dầm vào ban đêm;
  • Cảm thấy nhức đầu buổi sáng;
  • Tâm trạng chán nản, giảm sự tập trung và chú ý đến mọi việc; 
  • Chứng dị dạng lõm ngực bẩm sinh
Trẻ khó thở khi ngủ
Trẻ khó thở khi ngủ có thể gặp rất nhiều nguy hiểm

– Hội chứng tay chân bồn chồn:

Hội chứng tay chân bồn chồn khá hiểm gặp ở trẻ và hầu hết gặp phải ở những trẻ đã có tiền sử gia đình mắc hội chứng này. Một số dấu hiệu thường gặp ở hội chứng chân tay bồn chồn: 

  • Cử động chân tay loạn xạ đi kèm cảm giác khó chịu; 
  • Thường xảy ra vào buổi tối nhất là khi cơ thể ít hoạt động; 
  • Liên quan đến thiếu sắt; 
  • Liên quan đến các hành vi và tâm trạng tiêu cực ở trẻ;
  • Tỷ lệ mắc hội chứng rối loạn chân tay bồn chồn thường cao hơn ỏ trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý.

2. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ khá đa dạng. Một số nguyên nhân điển hình đó là: 

– Do trẻ bị căng thẳng, lo lắng bao gồm cả rối loạn lo âu; 

– Do trẻ bị đói, tã bẩn dẫn đến khó vào giấc; 

– Do một số bệnh lý mà bé mắc phải: mệt mỏi, tăng động giảm chú ý, tim bẩm sinh, hô hấp, tiêu hóa… 

– Phòng ngủ của bé có nhiều yếu tố cản trở một giấc ngủ ngon như: nệm không thoải mái, ồn ào, quá nhiều ánh sáng,… 

– Do trẻ có thói quen không nhất quán, thường sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ hoặc hay ăn muộn vào ban đêm.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ

3. Mẹo cải thiện giấc ngủ cho trẻ

Một số mẹo đơn giản để ba mẹ có thể theo dõi và cùng con cải thiện chất lượng giấc ngủ đó là: 

– Thiết lập cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn mỗi ngày, số giờ chênh lệch không được quá 1,5 tiếng. 

– Giúp con thư giãn trước khi ngủ bằng cách tắm nước ấm, đọc truyện… 

– Không cho trẻ sử dụng đồ ăn, thức uống có chứa caffeine ít nhất 6 tiếng trước khi đi ngủ. 

– Đảm bảo không gian ngủ của con được lý tưởng như: phòng ngủ tối, không quá lạnh hoặc quá nóng, không ồn ào,… 

– Không xem TV, máy tính, sử dụng điện thoại, ipad trước giờ đi ngủ. Trẻ cần tránh xa các thiết bị điện tử này ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ.

Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

4. Khi nào thì nên gặp bác sĩ?

Trẻ nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện ra những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ dù là ở dạng nào để được thăm khám và tìm ra phương án giúp con nâng cao chất lượng giấc ngủ một cách tốt nhất. Ba mẹ chớ nên chủ quan để tránh trường hợp để lại những biến chứng nguy hiểm sau này cho trẻ. 

Như vậy, trên đây là các thông tin quan trọng về tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ và theo dõi trẻ sát sao để phát hiện được sớm các dấu hiệu để trẻ được thăm khám và điều trị kịp thời.