Giờ đi ngủ khoa học giúp bạn khỏe hơn mỗi ngày

155

Trung bình một giấc ngủ của con người phải kéo dài từ 7-8 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, để giấc ngủ thực sự giúp cơ thể khỏe mạnh, bạn cần phải thiết lập giờ đi ngủ khoa học. Vậy khung giờ vàng cho giấc ngủ là khi nào?

Giờ đi ngủ khoa học

1. Lợi ích của giấc ngủ

Giấc ngủ là hoạt động sinh lý quan trọng, chiếm trung bình khoảng 1/3 thời gian trong ngày. Việc ngủ đủ giấc và khoa học đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe cũng như tinh thần của chúng ta như:

  • Bộ não được phục hồi và làm việc hiệu quả hơn.
  • Tăng tuổi thọ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch đẩy lùi bệnh tật.
  • Tái tạo tế bào, bảo vệ làn da tránh lão hóa sớm.
  • Cơ thể cân bằng, duy trì cân nặng lành mạnh.
  • Giảm stress và các bất ổn về tâm lý, cải thiện chỉ số cảm xúc.
  • Giúp duy trì tinh thần sảng khoái, đầu óc minh mẫn vào ngày hôm sau.
  • Kiểm soát cơn nóng giận giúp ngăn ngừa các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

2. Thời gian đi ngủ và thức dậy tốt nhất là khi nào?

Theo các nghiên cứu, sau 21-22 giờ, cơ thể con người bắt đầu cần được nghỉ ngơi để đi vào giấc ngủ say sau 1 – 2 tiếng. Đặc biệt, 22-23 giờ là thời gian ngủ hợp lý, bởi lúc này nhiệt độ cơ thể và hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm xuống, não bộ cũng bắt đầu sản xuất hormone melatonin giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ. 

Cùng với đó, thời gian thức dậy thức dậy tốt nhất là vào khoảng từ 5-6 giờ sáng. Đây khoảng thời gian yên tĩnh, không khí trong lành giúp bạn “nạp năng lượng” cho trí não lẫn tinh thần tốt nhất để bắt đầu một ngày dài. 

Chính vì thế, hãy cố gắng sắp xếp thời gian ngủ nghỉ khoa học và thức dậy đúng giờ, điều này sẽ giúp bạn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống cho một ngày mới.

Giờ đi ngủ tốt nhất là khoảng 22-22 giờ buổi tối
Giờ đi ngủ tốt nhất là khoảng 21-22 giờ buổi tối

3. Thời gian ngủ bao lâu là hợp lý? 

Các nghiên cứu đã chứng minh, trung bình giấc ngủ của mỗi người kéo dài từ 7 đến 9 giờ. Tuy nhiên, thời gian ngủ ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau do nhu cầu năng lượng và hoạt động trao đổi chất khác nhau. Trẻ em giai đoạn phát triển cần được chú trọng giờ đi ngủ khoa học để cơ thể giải phóng hormone tăng trưởng. Ngược lại, người cao tuổi sẽ khó ngủ và dễ thức giấc hơn, tuy nhiên cũng cần ngủ 6-7 tiếng mỗi đêm.

Dưới đây là bảng tham khảo thời gian ngủ khoa học cho từng độ tuổi do Tổ chức Giấc ngủ Quốc Gia của Mỹ thực hiện: 

Tuổi Thời gian ngủ hợp lý theo độ tuổi
0-3 tháng 14-17 tiếng
4-12 tháng 12-16 tiếng
1-2 tuổi 11-14 tiếng
3-5 tuổi 10-13 tiếng
9-12 tuổi 9-12 tiếng
13-18 tuổi 8-10 tiếng
18-60 tuổi Tổi thiểu 7 tiếng
61-64 tuổi 7-9 tiếng
65 tuổi 7-8 tiếng

 

4. Tư thế giúp ngủ ngon hơn

Bạn có thể tham khảo 3 tư thế dưới đây để giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn: 

– Tư thế 1: Thả lỏng người, hai tay đặt nhẹ trên đùi, hít thở đều và cảm nhận cơ thể hô hấp theo từng nhịp thở. Sau đó, cảm giác ngáp và buồn ngủ sẽ ập đến.

– Tư thế 2: Thả lỏng người trên nệm, nằm ngửa và hít thở tự nhiên.

– Tư thế 3: Nằm nghiêng về bên phải, tay phải nắm tai phải. Đây là tư thế có tác dụng dưỡng tâm dưỡng thận, do lòng bàn tay phải là hỏa, tai là thủy, khi dung hòa thành thủy hỏa tức tế, trong cơ thể người thì sẽ hình thành tâm thận tương giao. Từ đó, giúp giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thế nào là một giấc ngủ khoa học và những lợi ích của nó. Đồng thời hãy thực hiện theo đúng giờ đi ngủ khoa học để bản thân ngày càng khỏe mạnh.