Thuốc điều hòa giấc ngủ chọn loại nào và dùng sao cho đúng?

574

Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải tinh thần, mất tập trung trong học tập và làm việc. Nếu đã áp dụng các phương pháp tự nhiên điều trị không mang lại hiệu quả thì liệu sử dụng các loại thuốc điều hòa giấc ngủ có giúp tình trạng của bạn cải thiện hơn, dùng thế nào cho đúng để phát huy tác dụng tối ưu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Mất ngủ thường xuyên gây ra vấn đề gì?

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người, giúp duy trì sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn, để học tập và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, khi bị mất ngủ sẽ gây ra rất nhiều tác hại và sự nguy hiểm:   

– Kém tập trung, gặp khó khăn khi làm việc, giảm hiệu suất công việc.

– Thiếu ngủ sẽ khiến cho bộ não phản ứng tiêu cực và dẫn đến tình trạng lo âu.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiêu hóa…

– Rối loạn nội tiết, mụn, da nhăn sớm, sạm da…

2. Các loại thuốc điều hòa giấc ngủ

Có 3 nhóm thuốc có khả năng gây ngủ mà nhiều người thường gọi là thuốc điều hòa giấc ngủ, bao gồm:

– Thuốc cải thiện giấc ngủ không kê đơn

Các thuốc thuộc nhóm thuốc kháng Histamin, Diphenhydramine, Doxylamine. Thuốc này gây buồn ngủ nên thường chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy không gây nghiện nhưng khi sử dụng thuốc kéo dài có thể làm giảm hiệu quả và gây nghiện thuốc ngủ. 

Khi sử dụng các nhóm thuốc này lâu dài có thể gặp tác dụng phụ như là hay quên và đau đầu. Các thuốc này cũng không được khuyến cáo trong điều trị giấc ngủ, do đó, cũng không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng histamin có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ

– Thuốc hỗ trợ giấc ngủ kê đơn

Trước đây, mất ngủ tiên phát thường được chỉ định bằng các nhóm thuốc benzodiazepine. Khi sử dụng chúng kéo dài sẽ gây ra quên, đặc biệt các nhóm thuốc này có thời gian bán hủy dài. Triệu chứng hay quên sẽ trầm trọng thêm khi uống thuốc cùng với rượu. 

Người cao tuổi sử dụng nhóm thuốc này có thể gây giãn cơ và gây ngã. Nhóm thuốc này sử dụng đều có thể gây phụ thuộc thuốc vì thế ngày nay người ta ít sử dụng.

Thuốc trầm cảm 3 vòng và đa vòng có tác dụng dịu thần kinh mạnh. Các thuốc này có hiệu quả điều trị mất ngủ tiên phát tốt, dùng được lâu dài, thời gian điều trị tối thiểu 18 tháng, có trường hợp phải dùng thuốc nhiều năm. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, mệt mỏi… nên khi sử dụng phải tăng liều từ từ (đặc biệt là thuốc amitriptyline).

Không sử dụng thuốc cho người đang lái xe, vận hành máy móc. Thuốc gây ăn ngon và tăng cân nên không dùng cho người thừa cân béo phì.

– Thuốc điều hòa giấc ngủ từ thảo dược

Ngoài điều trị bằng các loại thuốc trên, sử dụng thảo dược từ tự nhiên sẽ mang lại hiệu quả bền vững và ít gây tác dụng phụ.

+ Lạc tiên: Có tính mát, vị đắng ngọt, chứa các hoạt chất trong cây lạc tiên có công dụng ổn định hệ thần kinh trung ương, chống hồi hộp, mất ngủ, lo âu.

+ Thảo quyết minh: Có vị nhạt, hơi đắng, sau khi sơ chế bằng các sao vàng. Dược liệu này có vị đắng, hơi ngọt, hơi mặn, tính mát, có tác dụng an thần nên được dùng trong điều trị mất ngủ.

+ Mạch môn: Dùng củ mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, có tính hàn có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

+ Bình vôi: Có tính lương, vị đắng, có chứa hoạt chất rotundin có công dụng an thần, gây ngủ và sử dụng trong các bài thuốc an thần, gây ngủ, điều trị mất ngủ.

+ Lá vông: Có vị hơi đắng và chát, tính bình, được sử dụng trong việc điều trị chữa chứng đau đầu, mất ngủ bằng cách sắc nước uống hoặc dùng lá làm rau ăn.

+ Phục linh: Có vị ngọt nhạt, tính bình có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, định tâm an thần, chữa mất ngủ.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị mất ngủ sẽ tăng lên khi kết hợp đồng thời các thảo dược trên lại với nhau, có trong sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An thần Vinh Gia. Sản phẩm cho tác dụng hỗ trợ an thần, dễ ngủ, ngủ ngon giấc, hỗ trợ giảm các triệu chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều hòa giấc ngủ

Sử dụng thuốc điều hòa giấc ngủ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và được kê đơn với liều lượng phù hợp nhưng cũng cần lưu ý những điều sau đây:

– Không uống thuốc cùng với rượu

Tuyệt đối không sử dụng thuốc cùng với rượu. Vì rượu chứa chất cồn kích thích và có thể can thiệp làm tăng tác dụng phụ của thuốc giống như thuốc giảm đau. Tốt nhất khi đã sử dụng thuốc ngủ thì không nên uống rượu.

– Không di chuyển sau khi uống thuốc

Sau khi uống thuốc phải lên giường để sẵn sàng chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, hạn chế ăn uống, gọi điện thoại hoặc quan hệ tình dục… vì khi đó cơ thể không tỉnh táo, hơn nữa hoạt động làm giấc ngủ không sâu và không phát huy hết tác dụng của thuốc.

– Không dùng thuốc lúc đi du lịch

Có những người khi đi du lịch, do chỗ lạ, khí hậu hay lệch múi giờ nên gặp tình trạng mất ngủ, dùng thuốc ngủ sẽ không có tác dụng tốt. Trong trường hợp này nên dùng melatonin trước 1 giờ khi đi ngủ sẽ có tác dụng hoặc tư vấn bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cho phù hợp với điều kiện địa lý cũng như sức khỏe bản thân.

– Không ăn quá no

Ăn quá no sẽ gây ra cảm giác khó chịu và tăng nguy cơ mất ngủ ở nhóm người phải dùng đến thuốc ngủ. Dù là thời gian nào, ăn quá no đều gây bất lợi. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm cho cơ thể có thêm năng lượng dẫn đến khó ngủ.

– Tránh căng thẳng stress

Theo các chuyên gia, căng thẳng sử dụng thuốc sẽ kém hiệu quả trong trường hợp điều trị mất ngủ. Trường hợp stress cao mà người ta quen gọi là bồn chồn, lo lắng thì nên tư vấn bác sĩ thay liều hoặc sử dụng thuốc khác hiệu quả hơn. 

– Thuốc ngủ có thể tương tác với các loại dược phẩm khác

Không sử dụng thuốc ngủ cùng với thuốc không kê đơn chữa cảm cúm vì dễ dẫn đến tình trạng giảm tác dụng của thuốc ngủ. Ví dụ như hợp chất benadryl có trong diphenhydramine có chứa thành phần giảm đau nên không được uống cùng với thuốc ngủ trước 4 giờ.

– Không dừng thuốc đột ngột

Khi đang sử dụng thuốc, tuyệt đối không tự ý dừng thuốc đột ngột khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu dừng thuốc đột ngột sẽ khiến cho cơ thể mất cân bằng, có thể xuất hiện một số tình trạng lo âu, buồn nôn, chuột rút, …