Top 6 cách chữa mất ngủ dân gian bằng thảo dược tự nhiên

103

Sử dụng các thảo dược chữa mất ngủ đang trở thành xu hướng và được nhiều người quan tâm tới bởi tính an toàn, lành tính và dễ kiếm. Tham khảo 6 cách chữa mất ngủ dân gian bằng thảo dược quen thuộc trong bài viết sau.

1. Chữa mất ngủ bằng lạc tiên

Theo Đông Y lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viên, lợi tiểu, an thần, chữa mất ngủ, viêm da, mẩn ngứa… Sử dụng dưới dạng rau ăn, thuốc sắc hoặc cao lỏng. Thường nhiều người lấy ngọn non luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ.

Nghiên cứu chỉ ra lạc tiên chứa dược chất alkaloid, flavonoid, saponin… có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương chống lo âu, hồi hộp giúp trấn tĩnh tinh thần và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Thu hoạch và chế biến:

  • Lạc tiên có thể thu hoạch vào mùa xuân, hạ.
  • Lạc tiên cắt lấy dây, lá, hoa lạc tiên tiên, thái ngắn, phơi hoặc sấy khô.

Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng từ 20 –  40g dạng thuốc sắc, có thể uống cao lỏng siro, rượu thuốc với lượng tương ứng và nên uống trước khi đi ngủ.

Chữa mất ngủ từ cây lạc tiên
Lạc tiên giúp cải thiện giấc ngủ

2. Chữa mất ngủ bằng thảo quyết minh

Trong Đông Y thảo quyết minh tươi hơi đắng, có vị nhạt. Sau khi sơ chế bằng cách sao vàng có vị đắng, ngọt, hơi mặn, tính mát, có tác dụng an thần, điều trị chứng mất ngủ.  

Thu hoặc và chế biến:

  • Thảo quyết minh thường thu hoạch vào tháng 10 – 11 hàng năm.
  • Thu hoạch hạt mang đi phơi hoặc sấy làm thuốc, lá có thể dùng nấu canh ăn hàng ngày. 

Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng từ 20g đến 40g dạng thuốc sắc. Ngoài ra, có thể uống cao lỏng, siro, rượu thuốc với lượng tương ứng, nên uống trước khi đi ngủ.

Trị mất ngủ bằng thảo quyết minh
Trị mất ngủ bằng thảo quyết minh

3. Chữa mất ngủ bằng củ mạch môn

Đông Y của mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, có tính hàn có tác dụng điều trị chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon giấc hơn.

Thu hoạch và chế biến:

-Mạch môn thường hái vào tháng 6 – 7 ở những cây đã được 2 – 3 năm. 

-Mạch môn đào lấy rễ củ, rửa sạch, phơi nắng và xếp đống nhiều lần cho gần khô (khô khoảng 70 – 80%), đập dẹt, rút bỏ lõi, phơi khô.

-Có khi hái về, rạch củ, tước bỏ lõi, rang với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt, bở gạo lấy mạch môn mà dùng.

Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng từ 6 – 12g dạng thuốc sắc, có thể kết hợp với các vị thuốc khác.

4. Trị mất ngủ bằng củ bình vôi

Theo Đông Y bình củ vôi có vị đắng, ngọt, tính lương có công năng an thần, giúp cải thiện mất ngủ, đặc biệt trong các trường hợp ngủ không yên, trí nhờ giảm, tinh thần suy nhược, ăn uống kém, gầy sút, mệt mỏi, ….

Thu hoạch và chế biến:

-Bình vôi có thể thu hái quanh năm.

-Đào lấy củ rửa sạch, cạo vỏ bỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng từ 6 – 12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc rượu.

Bình vôi có tác dụng rất tốt trong cải thiện chất lượng giấc ngủ
Bình vôi có tác dụng rất tốt trong cải thiện chất lượng giấc ngủ

5. Chữa mất ngủ bằng lá vông

Theo Đông Y lá vông hay vông nem vị hơi đắng nhạt, hơi chát , tính bình, có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon. 

Song song, các nghiên cứu khoa học chỉ ra, chiết xuất của lá vông cho thấy thành phần hoạt chất erythrin có tác dụng làm giảm cảm giác lo âu, đôi khi làm mất chức năng hoạt động của thần kinh trung ương, từ đó giúp mang lại giấc ngủ sâu.

Nhờ có những đặc tính trên, dân gian đã sử dụng loại lá này để trị bệnh mất ngủ, nhằm mục đích cải thiện giấc ngủ, giúp an thần và giảm sự mệt nhọc do suy nghĩ nhiều.

Thu hoạch và chế biến:

-Lá vông thường thu hoạch vào mùa xuân, khi thời tiết khô ráo.

-Cắt lấy lá lành không bị sâu hại, phơi âm can hoặc sấy nhẹ ( ở 40 độ C đến 50 độ C) đến khô.

Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng từ 4 – 6g, dạng thuốc sắc. Thường kết hợp với các vị thuốc khác.

6. Chữa mất ngủ bằng phục linh

Theo Đông Y phục linh vị ngọt, tính bình có tác dụng an thần định tâm, được làm thuốc chữa khó ngủ, lo âu, hồi hộp.

Thu hoạch và chế biến:

-Phục linh thường thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9.

-Loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và bề mặt nhăn nheo, phơi âm can đến khô.

-Trước khi dùng ngâm phục linh vào nước, rửa sạch, đổ thêm cho mềm, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm và phơi hoặc sấy khô. Hoặc khi phục linh còn tươi, thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió đến khô.

Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng từ 9 – 15g, thường kết hợp với các vị thuốc khác.

Phục linh là thảo dược quý trong giảm mất ngủ
Phục linh là thảo dược quý trong giảm mất ngủ

Cách chữa mất ngủ dân gian từ thảo dược đã liệt kê ở trên đều dùng phương pháp tự nhiên, an toàn, lành tính nhưng cần phải có thời gian mới có thể phát huy công dụng. Khi điều trị không nên nôn nóng, hãy kiên trì sử dụng để sớm có lại giấc ngủ ngon, từ từ phục hồi cơ thể.

Tuy nhiên, có điều bất cập khi sử dụng các thảo dược trên không phải ai cũng dễ dàng tìm kiếm, chế biến và sử dụng đúng cách cho hiệu quả tối ưu. Vì thế, để tiện lợi và đạt hiệu quả cao hơn trong việc chữa trị mất ngủ, các thảo dược trên đã được nghiên cứu kết hợp lại với nhau và bào chế dưới dạng sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho tác dụng hiệu quả hơn và tiện sử dụng.

Sản phẩm thảo dược đó kết hợp đồng thời 6 thảo dược trên Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Bình vôi, Lá vông, Phục linh cùng với Sơn dược, Mẫu lệ tăng tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Đồng thời còn giảm các triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược thần kinh. (Chi tiết sản phẩm xem tại đây)

Bên cạnh việc sử dụng sản phẩm thảo dược chữa mất ngủ, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày để có một giấc ngủ ngon hơn mỗi ngày.

  • Đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định.
  • Vận động nhẹ nhàng thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
  • Không ngủ trưa quá nhiều, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, …
  • Không ăn uống quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Massage, thư giãn cơ thể, ngồi thiền…