Kinh nghiệm chữa mất ngủ kinh niên nhanh chóng và hiệu quả

108

Mất ngủ cấp tính không điều trị đúng cách có thể chuyển sang mất ngủ mãn tính hay còn gọi là mất ngủ kinh niên. Việc mất ngủ này tiếp tục kéo dài và không có biện pháp điều trị thích hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như huyết áp, tim mạch, thậm chí là dẫn tới đột quỵ.

1. Mất ngủ kinh niên là gì? 

Mất ngủ kinh niên là tình trạng người bệnh gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm, thức dậy quá sớm mà không thể ngủ trở lại, tái diễn từ 1 tháng trở lên. Thường những người mất ngủ như vậy mất khoảng thời gian từ 60 phút mới bắt đầu ngủ được và chỉ ngủ được 3 – 4 tiếng mỗi ngày.  

Theo số liệu thống kê, có khoảng 10% dân số thế giới gặp phải tình trạng mất ngủ kinh. Tuổi càng cao mắc càng nhiều và có tỷ lệ cao hơn ở người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, …Dựa vào căn nguyên, bệnh mất ngủ được chia làm 2 loại:

-Mất ngủ mãn tính tiên phát: Tình trạng mất ngủ này xảy ra do sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền trong não bộ (do thiếu hụt serotonin). Đa phần những trường hợp mất ngủ mãn tính tiên phát đều không thể xác định được nguyên nhân cụ thể.

-Mất ngủ mãn tính thứ phát: Tình trạng mất ngủ này do nhiều nguyên nhân khác nhau như tác dụng của thuốc, lối sống thiếu khoa học, chấn thương, ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần.

Mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên

2. Triệu chứng mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên có triệu chứng dễ nhận biết, ngoài những biểu hiện bất thường trong thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ giảm thấp kéo dài còn gây ra nhiều triệu chứng đi kèm.

– Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc mãi không ngủ được, ngủ muộn và thường mất khoảng 60 – 90 phút mới có thể chìm vào giấc ngủ.

– Ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình tỉnh giấc và khó trở lại được.

– Thức dậy sớm và cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái khi thức dậy, thậm chí không có cảm giác được nghỉ ngơi, phục hồi.

– Thiếu ngủ vào ban đêm nên người bệnh thường cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, lờ đờ, uể oải, không tỉnh táo, thậm chí có thể gặp ảo giác.

– Thường xuyên khó chịu, lo âu, thậm chí trầm cảm.

– Về lâu dài, mất ngủ và chất lượng giấc ngủ đi xuống còn gây giảm trí nhờ, xuất hiện ảo giác, giảm sự sáng tạo khi làm việc, học tập, mất tập trung và dễ gặp phải sai sót.

Triệu chứng mất ngủ nói chung và mất ngủ kinh niên nói riêng có tính điển hình cao. Biểu hiện trên lâm sàng và mức độ của các triệu chứng có sự khác nhau trong từng trường hợp. Tuy nhiên trong tất cả các trường hợp, mất ngủ kinh niên đều gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, thời gian và chất lượng giấc ngủ kém.

3. Nguyên nhân mất ngủ kinh niên

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp sau đây:

3.1. Mắc các bệnh lý

Người bị mắc các bệnh lý trong cơ thể có thể gây ra tình trạng đau nhức hoặc các triệu chứng khó chịu khác, khiến cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Các bệnh lý có thể gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên gồm:

– Bệnh lý tim mạch: Bệnh cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim, … có thể gây đau tức ở ngực, khó thở, lâu ngày dẫn đến mất ngủ kinh niên.

– Bệnh lý xương khớp: Bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, … có thể gây đau nhức về đêm, làm cản trở giấc ngủ.

– Bệnh lý về hô hấp: Bệnh hen phế quản, giãn phế quản, … gây ho và khó thở vào đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

– Bệnh lý về tiêu hóa: Bệnh thường gặp như viêm dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, … đều có thể gây ảnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.

– Bệnh về tiết niệu: Bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường, … khiến cho người bệnh đi tiểu nhiều lần vào đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Bệnh lý tâm thần: Bệnh động kinh, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, Alzheimer, … ảnh hưởng đến giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ.

Mấc bệnh lý có thể gây mất ngủ
Mấc bệnh lý có thể gây mất ngủ

3.2. Rối loạn tâm sinh lý

Tức giận, buồn rầu, lo lắng về cuộc sống, công việc, tài chính, sức khỏe, trong thời gian dài, … có thể tác động xấu đến giấc ngủ, gây mất ngủ kinh niên.

3.3. Thay đổi nội tiết tố 

Sự tăng hay giảm nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh ở phụ nữ cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ kinh niên.

3.4. Môi trường

Môi trường sống ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, nếu không gian chật hẹp, đông đúc, có ánh sáng mạnh, nhiều tiếng ồn, không sạch sẽ, kém thoáng, … dễ bị mất ngủ hơn.

3.5. Chế độ ăn uống không đảm bảo

Ăn uống không điều độ, thời gian ăn uống, loại thức ăn không phù hợp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

4. Điều trị mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần người bệnh. Vì thế, người bệnh cần chủ động gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể xem xét các phương pháp điều trị và cải thiện sau đây.

4.1. Thay đổi lối sống và vệ sinh giấc ngủ

Không sử dụng các chất kích thích như cà phê sau 12 giờ trưa, rượu, bia, thuốc lá.

Ăn trước 7 giờ tối và hạn chế ăn quá no, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay, nóng.

Tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định, không dùng thiết bị điện tử trước đi ngủ 1 – 2 tiếng.

Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, ánh sáng vừa phải, ….

Sắp xếp công việc hợp lý, tránh lo lắng, căng thẳng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Tập thể dục mỗi ngày, thư giãn cơ thể bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, ….

Tuy cách này các biện pháp này không hoàn toàn kiểm soát được bệnh dứt điểm nhưng có thể cải thiện một phần nào đó cho giấc ngủ người bệnh người bệnh.

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm mất ngủ
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm mất ngủ

4.2. Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ

Nhiều người mất ngủ kinh niên đều tìm đến các loại thuốc an thần để ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng, phụ thuộc vào thuốc, từ mất ngủ cấp tính có thể chuyển thành mất ngủ kinh niên. Ngoài ra, các loại thuốc ngủ còn gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, dễ bị kích động, ảnh hưởng đến thận, đến gan…

Vì vậy, bạn cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này trong điều trị mất ngủ và chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc trị mất ngủ

 

4.3. Sử dụng sản phẩm thảo mộc trị mất ngủ

So với việc dùng thuốc, dùng sản phẩm thảo mộc điều trị mất ngủ kinh niên mang đến sự an toàn hơn nhiều và cho hiệu quả cao. Sản phẩm thảo mộc đó chứa thành phần Lạc tiên, Thảo quyết minh, Bình vôi, Phục linh, Mạch môn, Lá vông, Sơn dược, Mẫu lệ cho tác dụng hỗ trợ an thần, giảm các triệu chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, giúp dễ ngủ, ngon ngon giấc.

Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ y Tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Vì vậy người dùng yên tâm sử dụng sản phẩm này. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây)

4.4. Tâm lý trị liệu

Mất ngủ kinh niên có liên quan đến các vấn đề tâm lý, tâm lý trị liệu được xem là giải pháp tối ưu nhằm thay đổi nhận thức của người bệnh về bản thân và các khía cạnh của cuộc sống. Phương pháp này hoàn toàn không can thiệp cơ thể, không dùng thuốc, đảm bảo không tác dụng phụ và tái phát về sau. Thông qua phương pháp này giúp cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên, mang lại năng lượng dồi dào và tinh thần hứng khởi trong công việc, cuộc sống.

Hy vọng những thông tin giúp bạn hiểu được những triệu chứng và nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ kinh niên. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển gây bất lợi cho sức khỏe.