Cảnh báo mất ngủ, khó ngủ về đêm nguy cơ mắc nhiều bệnh

85

Mất ngủ, khó ngủ về đêm khiến cho cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Tình trạng này kéo dài cảnh báo nguy cơ mắc rất nhiều bệnh, chớ nên chủ quan xem thường.

1. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng mất ngủ, khó ngủ về đêm 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của mỗi người. Các chuyên gia cho biết một người trưởng thành cần phải đảm bảo ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm, giấc ngủ phải đảm bảo chất lượng, ngủ sâu, đủ giấc, sáng dậy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Nhưng vì một hay nhiều lý do nào đó mà nhiều người bị mất ngủ, khó ngủ về đêm. 

– Nằm xuống trằn trọc khó ngủ, không ngủ được, thao thức nhiều giờ đồng hồ mới có thể chìm vào giấc ngủ.

– Giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm và khó có thể ngủ lại được.

– Buổi tối khó ngủ nhưng ban ngày dễ buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

– Thức dậy rất sớm và không có cảm giác vừa mới thức dậy.

– Học tập hay làm việc mất tập trung, suy giảm trí nhớ.

Trằn trọc khó ngủ
Trằn trọc, khó ngủ là những dấu hiệu điển hình khi mất ngủ về đêm

2. Mất ngủ, khó ngủ về đêm cảnh báo nguy cơ mắc nhiều bệnh

Mất ngủ, khó ngủ về đêm diễn ra trong thời gian dài, cảnh báo nguy cơ mắc một số bệnh lý bạn đang mắc phải.

2.1. Bệnh suy tuyến giáp

Những người bị bệnh về tuyến giáp có thể bị mất ngủ, khó ngủ về đêm. Do tuyến giáp hoạt động quá mức có thể khiến các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể tăng, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy bồn chồn và tràn đầy năng lượng, không thể tự thư giãn và chìm vào giấc ngủ.

2.2. Bệnh đái tháo đường

Bệnh tiểu đường liên quan đến giấc ngủ, khi mắc bệnh tiểu đường sẽ làm cho các dây thần kinh của người bệnh bị đau, nhất là ở chân. Người bệnh có cảm giác tê rát hoặc khó chịu như kiến bò trên chân. Đặc biệt xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ.

2.3. Bệnh trầm cảm

Người bệnh bị trầm cảm không có thói quen về giờ ăn uống, năng lượng suy giảm, trí nhớ kém, dễ tiêu cực, khó tập trung, ….Trầm cảm kéo dài khiến cho người bệnh bị mất ngủ thường xuyên và nếu không được điều trị thì tình trạng mất ngủ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

2.4. Bệnh viêm khớp thấp

Thường xuyên mất ngủ, khó ngủ về đêm cũng là hiện tượng dễ xảy ra với những người bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh lý này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tự chống lại chình và tấn công luôn cả khớp khỏe mạnh, thấm chí nó còn làm cho sụn và xương không thể phục hồi. Bệnh làm cho cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, thèm ngủ, …

2.5. Bệnh thiếu máu

Thiếu máu khiến cho não bộ và hệ thống thần kinh không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động ở trạng thái bình thường, dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, lờ đờ, ….

2.6. Bệnh về gan

Bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viên gan virus, xơ gan hoặc ung thư gan ảnh hưởng đến việc chuyên hóa và đào thải chất độc hại ra ngoài, tích tụ chất độc. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ 1 – 3 giờ hoạt động của gan kém gây rối loạn giấc ngủ.

2.7. Bệnh tim

Bệnh về tim làm cho tuần hoàn máu kém lưu thông, các chất thải trong quá trình trao đổi chất tích lũy trong các mô về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh, gây ra mệt mỏi. Bệnh về tim còn gây khó thở, tức ngực… làm thức giấc, gây thiếu ngủ.

Mất ngủ về đêm liên quan đến nhiều bệnh lý mãn tính
Mất ngủ về đêm liên quan đến nhiều bệnh lý mãn tính

3. Điều trị mất ngủ, khó ngủ về đêm 

Điều trị mất ngủ, khó ngủ về đêm do bệnh lý thường bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân. Tùy vào trường hợp bệnh nhân mà các bác sĩ có thể cân đối tỷ lệ mục tiêu này bằng các biện pháp, bao gồm:

3.1. Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị mất ngủ, khó ngủ về đêm gồm:

-Thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin gồm Chlordiazepoxide, Diazepam, Oxazepam, …trị các chứng lo âu, căng thẳng, mất ngủ. Thuốc này kê toa và dùng theo chỉ định của bác sĩ.

-Các nhóm thuốc mới: Thuốc Melatonin, Ramelteon, … điều trị mất ngủ, khó ngủ, không cần kê toa.

-Thuốc chống trầm cảm và chống lo âu: Thuốc Mirtazapine, Clomipramine, …cho những người bệnh có biểu hiện trầm cảm.

-Thuốc chống loạn thần: Thuốc Stadpizide, Queiroz, Medi-Levosulpiride….

Ngoài những thuốc các bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc tương ứng với bệnh như thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp, thuốc tim mạch, thuốc điều trị xương khớp, …

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị mất ngủ, khó ngủ về đêm, có nguồn gốc thảo dược như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Bình vôi, Lá vông, Phục linh, Sơn dược, Mẫu lệ, … Ưu điểm sản phẩm lành tính, không gây tác dụng phụ, có hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị mất ngủ.(Chi tiết xem sản phẩm tại đây)

Thành phần thảo dược quý trong An Thần Vinh Gia
8 thảo dược quý trong viên uống giảm mất ngủ An Thần Vinh Gia

3.2. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Bên cạnh việc điều trị mất ngủ, khó ngủ về đêm bằng thuốc, việc thay đổi lối sống, cân bằng cảm xúc cũng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ. 

-Trước giờ ngủ hãy thư giãn cơ thể. Nếu không ngủ được sau 10 – 15 phút nằm lên giường thì có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ, …. Để hạn chế các triệu chứng của bệnh mất ngủ.

-Không gian phòng ngủ thoáng mát, không tiếng không, đảm bảo chăn, nền, trải giường sạch sẽ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

3.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

-Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày vào cuối giờ chiều tối sẽ giúp dễ ngủ hơn.

-Tắt thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, … khi đã lên giường.

-Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, …

-Không uống nhiều nước, ăn no vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Sống lành mạnh giúp khắc phục mất ngủ hiệu quả
Sống lành mạnh giúp khắc phục mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ, khó ngủ về đêm do nhiều bệnh lý tiềm ẩn gây ra, vì thế người bệnh cần phải tích cực điều trị những triệu chứng của bệnh. Đồng thời có một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý.