Chứng mất ngủ thường xuất hiện ở người lớn tuổi, nhất là từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây, tình trạng mất ngủ còn lan tỏa tới người trẻ tuổi, nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Vì thế, chữa mất ngủ ở thanh thiếu niên cần phải nhanh chóng điều trị ngay tránh ảnh hưởng sau này.
Biểu hiện mất ngủ ở thanh thiếu niên
Mất ngủ xảy ra nhiều ở những đối tượng người trung niên cho đến cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề thanh thiếu niên mất ngủ diễn ra ngày càng nhiều và có những biểu hiện sau đây:
– Khó đi vào giấc ngủ, chậm đi vào giấc ngủ, trằn trọc khó chịu.
– Muốn ngủ nhưng không thể ngủ nhanh, ngon giấc như bình thường.
– Hay bị giật mình giữa đêm và diễn ra trong một đến nhiều lần trong một đêm.
– Khi bị thức giấc giữa đêm khó có thể ngủ lại được hay có ngủ lại được mất rất nhiều thời gian mới ngủ được.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mất ngủ ở thanh thiếu niên
Nhiều bạn trẻ có thể không tin mất ngủ có thể xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên. Vì triệu chứng này thường chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, mất ngủ ở thanh thiếu niên có thể liên quan đến các yếu tố sau đây:
– Mất ngủ do stress
Nhiều cha mẹ đặt quá nhiều yêu cầu thành tích đối với các bạn thanh thiếu niên, gây nên tình trạng áp lực và căng thẳng trong học tập quá mức. Một số sau khi ra trường phải thích nghi với áp lực công việc, chưa thể kiểm soát được mọi thứ nên rất dễ xảy ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
Đôi khi mất ngủ ở thanh thiếu niên do stress có thể tự biến mất nếu vấn đề lo lắng được tháo gỡ. Tuy nhiên, một số thanh thiếu niên mắc phải bệnh mất ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng đến học tập, công việc lẫn đời sống sinh hoạt bình thường.
– Sử dụng chất kích thích
Sử dụng một số chất kích thích như trà, cà phê, các loại nước tăng lực với số lượng nhiều gây nên tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm. Một số thanh thiếu niên có tính tò mò sử dụng rượu, bia, thuốc lá… không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ
– Vận động và ăn uống
Vận động nhiều, chơi thể thao quá sức gần giờ đi ngủ có thể gây ra khó ngủ, mất ngủ, nên cần phải thay đổi thời gian vận động, không nên vận động buổi tối, đặc biệt gần giờ đi ngủ. Ăn no bụng buổi tối cũng có thể gây khó ngủ, mất ngủ, nên tránh ăn no vào buổi tối trước khi đi ngủ.
– Sử dụng thiết bị điện tử
Việc sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, giảm trực tiếp thời gian ngủ và thức giấc do tin nhắn, cuộc gọi đến vào ban đêm, hiệu ứng ức chế melatonin của ánh sáng màn hình, ngăn cản cơ thể đi vào giấc ngủ. Vì thế cần hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, nhất là vào buổi tối để có một giấc ngủ ngon và đủ giấc.
– Không gian ngủ kém chất lượng
Giấc ngủ phụ thuộc vào không gian ngủ, khi không gian ngủ kém chất lượng như quá chật hoặc quá nóng sẽ dễ mất ngủ. Ngoài ra, không gian ngủ nhiều tiếng ồn và ánh sáng mạnh cũng dễ bị giật mình khi ngủ.
– Một số bệnh lý
Mắc một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, những bệnh lý do có thể kể đến như viêm da, trầm cảm, viêm đường hô hấp, thiếu máu não, suy nhược thần kinh…
Cách chữa khó ngủ cho thanh thiếu niên
Chữa mất ngủ ở thanh thiếu niên hoàn toàn có thể khắc phục hiệu quả nếu biết điều chỉnh nhịp sinh hoạt và sắp xếp thời gian làm việc, học tập khoa học. Tuy nhiên, nếu mất ngủ mà không kịp thời điều chỉnh, tiếp tục tái diễn, khi đó mất ngủ sẽ chuyển thành mãn tính. Vậy nên, phòng bệnh mất ngủ phải tiến hành ngay từ khi còn trẻ, càng sớm càng tốt bằng các cách dưới đây:
– Điều chỉnh thời gian biểu
- Đầu tiên, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc một cách khoa học, đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ.
- Trước khi đi ngủ, tuyệt đối không ăn quá no, không uống nhiều nước trước khi đi ngủ
- Phòng ngủ cần phải thoáng mát, vừa phải, tránh quá lạnh hoặc quá nóng.
- Tránh ngủ nhiều vào ban ngày, khi ngủ hạn chế mang vào phòng ngủ những thiết bị ảnh hưởng đến giấc ngủ như tivi, máy tính, điện thoại, …
- Trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng có thể tắm nước ấm để thư giãn cơ thể, tuyệt đối không tắm trẻ bằng nước lạnh.
- Khi lên giường ngủ không nên làm gì, nếu không thể ngủ được, sau 10 – 15 phút hãy đứng dậy khỏi giường đi làm việc khác.
– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
+Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên ăn các món ăn hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ như cháo đậu sen, chè hạt sen long nhãn, giò heo hầm đậu…
+Bổ sung nước và nước ép trái cây để cung cấp đầy đủ chất lỏng, khoáng chất và vitamin cho cơ thể.
+Những người mất ngủ do chứng trào ngược dạ dày thực quản, tránh ăn đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, … nên sử dụng thuốc kháng H2, ức chế bơm proton và ngủ kê cao gối để tránh tình trạng ợ hơi, ợ chua, nóng rát dạ dày và buồn nôn.
– Thư giãn tâm lý
+Trước khi đi ngủ không nên suy nghĩ đến những áp lực trong học tập và công việc.
+Khi vừa kết thúc công việc trí óc hoặc chân tay nặng nhọc không nên ngủ ngay, thay vào đó bạn nên trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện vui với người thân.
+Đi dạo, làm việc nhẹ nhàng hoặc đọc sách trước khi đi ngủ, có thể ngồi thiền hoặc tập yoga để dễ ngủ hơn.
– Dùng thuốc và thực phẩm hỗ trợ chữa mất ngủ
Chữa mất ngủ ở thanh thiếu niên bằng các cách trên mà vẫn cảm thấy khó ngủ, mất ngủ thì các loại thuốc và thực phẩm hỗ trợ đôi khi là cần thiết.
+Thuốc điều trị mất ngủ chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, dùng trong khoảng một thời gian nhất định như các thuốc Phenobarbital, Zolpidem, Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda, ….
+Thực phẩm hỗ trợ chữa mất ngủ dạng thảo dược chứa thành phần Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Bình vôi, Lá vông, Phục linh, … hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc.
Chữa mất ngủ ở thanh thiếu niên trước tiền cần xác định những yếu tố liên quan ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó đưa ra những biện pháp điều trị tích cực. Đừng để mất ngủ kéo dài ở tuổi trẻ mà ảnh hưởng sau này.