Hệ thống các phương pháp điều trị mất ngủ hiệu quả

119

Hiện tượng mất ngủ vào ban đêm là tình trạng khá nhiều người hiện nay gặp phải. Theo thống kê, cứ khoảng 3 người sẽ có 1 người gặp triệu chứng mất ngủ như: khó vào giấc, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc vào ban đêm,…. Vậy làm thế nào để có thể điều trị mất ngủ một cách hiệu quả.

1. Mục tiêu, nguyên tắc điều trị mất ngủ

Đối với chứng mất ngủ, thì mục tiêu chính trong điều trị đó chính là làm thế nào để cải thiện các triệu chứng do tình trạng mất ngủ gây ra để người bệnh có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn. 

Đối với một số trường hợp mất ngủ do thói quen xấu thì phương pháp được ưu tiên áp dụng sẽ là thay đổi lối sống. 

Đối với các trường hợp mất ngủ do bệnh lý thì việc điều trị bệnh lý cũng sẽ giúp người bệnh cải thiện về giấc ngủ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được áp dụng kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập hàng ngày. 

Tóm lại về nguyên tắc điều trị mất ngủ, người bệnh sẽ được xác định nguyên nhân gây bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau cho phù hợp.

2. Liệu pháp điều chỉnh hành vi, nhận thức

Liệu pháp điều chỉnh hành vi, nhận thức được cho là phương pháp hiệu quả để người bệnh có thể cải thiện chứng mất ngủ mãn tính. Đây cũng thường là phương pháp đầu tiên được khuyến cáo dùng để điều trị mất ngủ. 

Một số kỹ thuật trong liệu pháp điều chỉnh hành vi, nhận thức đó là: 

– Tái cấu trúc nhận thức: Thay đổi suy nghĩ của người bệnh về giấc ngủ, nhất là những cảm giác tội lỗi và lo lắng khi không ngủ được. 

– Liệu pháp kiểm soát kích thích: Đây là kỹ thuật giúp bạn loại bỏ các yếu tố gây kích thích tâm trí khiến bạn bị khó ngủ. Ví dụ như bạn sẽ được dẫn để đặt giờ ngủ và giờ dậy một cách nhất quán, tránh ngủ trưa để cơ thể hình thành thói quen. 

– Phản hồi sinh học: Đây là phương pháp giúp người bị mất ngủ quan sát các dấu hiệu sinh học của bản thân như nhịp tim, sự căng cơ và hướng dẫn bạn cách để bạn điều chỉnh chúng, Phương pháp này cũng sẽ giúp bạn xác định được các yêu tố đang ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

– Hạn chế nằm trên giường khi không ngủ: Đây là kỹ thuật giúp bạn giảm thời gian nằm trên giường gây ra tình trạng mất ngủ một phần hoặc ngủ không ngon. 

– Vệ sinh giấc ngủ: Kỹ thuật này sẽ liên quan nhiều đến thói quen sống của bạn hàng ngày như: bỏ dần thuốc lá, hạn chế sử dụng nhiều caffein vào cuối ngày, tránh các kích thích khó ngủ như nghe nhạc quá to, đọc sách quá hay, xem những bộ phim đòi hỏi phải tập trung cao độ,…. 

– Cải thiện môi trường ngủ: Một môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh, đủ tối và mát mẻ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để các đồ vật dễ gây mất tập trung vào giấc ngủ như tivi hay điện thoại. 

– Thư giãn: Với kỹ thuật này, cơ thể và tâm trí của người bệnh sẽ được xoa dịu giúp người bệnh đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn. 

Liệu pháp điều chỉnh nhận thức
Liệu pháp điều chỉnh nhận thức

3. Điều trị tâm lý

Một phương pháp khác cũng được áp dụng trong điều trị mất ngủ đó chính là điều trị tâm lý. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn, hay chỉ đơn giản là nghe nhạc, tắm nước ấm cũng sẽ khiến bạn đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử tập ngồi thiền, yoga, tập dưỡng sinh, luyện khí công, các bài tập này giúp tâm trí nhẹ nhàng và góp phần điều trị triệu chứng mất ngủ một cách hiệu quả.

Điều trị tâm lý
Điều trị tâm lý

4. Sử dụng thuốc trị mất ngủ

Khi áp dụng các phương pháp trên mà vẫn không cải thiện được triệu chứng mất ngủ, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm triệu chứng mất ngủ như: 

– Thuốc bình thần: Bromazepam, Diazepam, Rotunda, Clonazepam… hỗ trợ người bệnh đi vào giấc ngủ ngay lập tức. 

– Thuốc ngủ: Phenobarbital, Zolpidem… Đây là nhóm thuốc có tác dụng khá mạnh, thường được dùng cho các trường hợp bị mất ngủ cấp tính. 

– Thuốc histamin: Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin… Đây là các loại thuốc chống dị ứng và có khả năng gây buồn ngủ khá mạnh. Các loại thuốc này thường được chỉ đỉnh cho những người mất ngủ do ngứa, khó chịu hoặc mắc các bệnh như: hắc lào, eczema, tổ đỉa…. 

– Thuốc an thần kinh mới: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride… Nhóm thuốc này sẽ được chỉ định cho các trường hợp mất ngủ do chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa,…

– Thuốc chống trầm cảm: Clomipramine, Mirtazapine… Khác với các nhóm thuốc trên, nhóm thuốc này sẽ có tác dụng sau 3 – 4 tuần sử dụng. 

Điều trị mất ngủ bằng thuốc
Điều trị mất ngủ bằng thuốc

Trên đây là các loại phương pháp điều trị mất ngủ để người bệnh tham khảo và có góc nhìn tổng quát cho các trường hợp chữa trị mất ngủ. Tuy nhiên để có thể sử dụng thuốc an toàn, bạn nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, do vậy các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định liều lượng cho bạn và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc. 

Việc sử dụng các sản phẩm thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy, người bị mất ngủ cũng có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm chức năng được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như: Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh….

Các loại thảo dược tự nhiên này có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ an thần, dễ ngủ, ngủ ngon giấc, hỗ trợ giảm các triệu chứng mất ngủ và suy nhược thần kinh. Đặc biệt hơn các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên thường lành tính, không có tác dụng phụ trong khi dùng, nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm. 

Trên đây là một số phương pháp để chúng ta có thể tham khảo trong việc điều trị chứng mất ngủ. Để có thể nắm rõ hơn và biết được mình nên dùng phương pháp nào trong điều trị, bạn vẫn cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể.