Tổng hợp tất cả những điều cần biết về chứng mất ngủ

160

Mất ngủ là tên gọi của một chứng rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ được chia thành nhiều loại khác nhau và gần như chúng đều ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vậy, có những loại mất ngủ nào và làm thế nào để điều trị chứng mất ngủ khó ngủ?

1. Định nghĩa, phân loại mất ngủ

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ khá phổ biến hiện nay. Tình trạng mất ngủ sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc khi ngủ không được sâu giấc. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác buồn ngủ nhiều vào ban ngày và không có cảm giác thoải mái, sảng khoái khi thức dậy sau giấc ngủ. 

Thông thường tình trạng này thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ và những người lớn tuổi. Triệu chứng của mất ngủ cũng có thể kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời. 

Hiện nay, tình trạng mất ngủ được chia thành 5 loại: 

– Mất ngủ cấp tính: Đây là hội chứng mất ngủ ngắn hạn, thường chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày cho đến vài tuần. Thông thường, mất ngủ cấp tính sẽ xuất hiện khi bạn bị căng thẳng, do tác dụng phụ của thuốc, hoặc ngủ trong môi trường lạ,… 

– Mất ngủ thoáng qua: Loại mất ngủ thoáng qua thời gian kéo dài thường dưới một tuần. Nguyên nhân chính của loại mất ngủ này cũng thường do các vấn đề về tâm lý. 

– Mất ngủ mãn tính: Loại mất ngủ này thường xảy ra ít nhất ba ngày mỗi tuần. Nguyên nhân sinh ra tình trạng mất ngủ mãn tính là do các bệnh lý, các loại thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm,… hay đơn giản là do lối sống sinh hoạt không ổn định. 

– Mất ngủ duy trì: Đây là tình trạng khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm mà không thể trở lại giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ duy trì nguyên nhân phần lớn sẽ do các tình trạng sức khỏe về tầm thần. 

– Mất ngủ về hành vi của thời thơ ấu: Loại mất ngủ này được chia thành 3 loại phụ là: BIC khi bắt đầu vào giấc ngủ, Thiết lập giới hạn mất ngủ hành vi ở thời thơ ấu và Loại kết hợp mất ngủ hành vi thời thơ ấu.

Tổng hợp kiến thức về mất ngủ

2. Triệu chứng mất ngủ

Một số triệu chứng bạn có thể gặp phải khi mất ngủ đó là: 

– Khó ngủ vào ban đêm; 

– Thức giấc vào ban đêm; 

– Thường xuyên thức dậy sớm; 

– Cảm thấy mệt mỏi,  uể oải sau một đêm ngủ; 

– Ban ngày thường có cảm giác mệt mỏi hoặc buồn ngủ; 

– Luôn có cảm giác khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng; 

– Không tập trung được vào công việc hàng ngày hoặc khó ghi nhớ;

– Luôn có những lo lắng nhất định về giấc ngủ.

Triệu chứng bệnh mất ngủ
Triệu chứng bệnh mất ngủ

3. Nguyên nhân mất ngủ, khó ngủ

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ và khó ngủ có thể kể đến như: 

– Có áp lực về công việc, trường học, sức khỏe,… khiến tâm trí bạn hoạt động quá nhiều vào ban đêm gây ra hiện tượng mất ngủ. 

– Thói quen ngủ kém: không sắp xếp được lịch ngủ cố định, môi trường ngủ không thoải mái và có quá nhiều đồ vật gây cản trở chu kỳ giấc ngủ. 

– Ăn quá nhiều vào bữa tối cũng là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. 

– Nhip sinh hoạt hàng ngày của bạn bị gián đoạn bởi lịch trình du lịch hoặc làm việc. Việc di chuyển nhiều có thể khiến bạn bị lệch múi giờ dẫn đến mất ngủ. 

– Tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ. Ví dụ như rối loạn căng thẳng sau chấn thương gây giãn đoạn giấc ngủ của bạn. 

– Một số loại thuốc bạn sẽ dụng có thể gây ra tác dụng phụ là mất ngủ. 

– Một số nguyên nhân có thể xảy ra do điều kiện y tế như: đau mãn tính, ung thư, tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn,… 

– Các rối loạn liên quan đến giấc ngủ bao gồm: ngưng thở, chân bồn chồn,…

– Sử dụng quá nhiều các chất kích thích trong ngày như: caffeine, nicotine, rươu, trà,… 

– Vấn đề về tuổi tác cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở người lớn. Thông thường, giấc ngủ sẽ ít hơn khi về già hay bạn sẽ dễ bị tỉnh giấc bởi tiếng ồn hơn. 

– Ít vận động cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ.

Mất ngủ có thể đến từ nhiều nguyên nhân
Mất ngủ có thể đến từ nhiều nguyên nhân

4. Điều trị mất ngủ

Đề điều trị tình trạng mất ngủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây: 

– Vệ sinh giấc ngủ: 

  • Hàng ngày cố gắng thức dậy cùng một giờ;
  • Giới hạn thời gian nằm trên giường trong ngày; 
  • Không sử dụng các chất kích thích thần kinh trung ương (cà phê, thuốc lá, rượu)
  • … 

– Thư giãn đơn giản bằng các bài tập yoga, thiền, tập dưỡng sinh để tăng hiệu quả điều trị mất ngủ. 

– Sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng điều trị mất ngủ như: trà hoa cúc, bột yến mạch, thịt gà,…

– Sử dụng các sản phẩm thuốc Tây y hỗ trợ điều trị mất ngủ. Tuy nhiên với phương pháp này, để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc, bạn cần sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 

– Điều trị mất ngủ bằng phương pháp Đông y để khắc phục tối đa các triệu chứng của mất ngủ.

Thói quen ngủ lành mạnh là một trong biện pháp khắc phục mất ngủ quan trọng
Thói quen ngủ lành mạnh là một trong biện pháp khắc phục mất ngủ quan trọng

5. Phòng ngừa mất ngủ, khó ngủ

Một thói quen sinh hoạt tốt có thể giúp bạn dễ dàng phòng ngừa chứng mất ngủ. Khó ngủ phổ biến hiện nay. Bạn có thể tuân thủ theo các hướng dẫn dưới đây: 

– Nhất quán thời gian ngủ và thời gian thức mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần; 

– Duy trì các hoạt động, thể dục thể thao mỗi ngày để thúc đẩy giấc ngủ; 

– Kiểm tra lại các loại thuốc bạn đang dùng xem có loại thuốc nào gây nên tình trạng mất ngủ hay không;

– Tránh hoặc hạn chế việc ngủ trưa để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ tối; 

– Hạn chế sử dụng các chất kích thích vào ban ngày; 

– Không ăn một bữa lớn trước khi đi ngủ; 

– Tạo thói quen thư giãn nhẹ nhàng để giảm căng thẳng trước khi đi ngủ. 

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp phòng ngừa mất ngủ hiệu quả
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp phòng ngừa mất ngủ hiệu quả

Ngoài những biện pháp phòng ngừa kể trên, để có thể hỗ trợ một giấc ngủ ngon bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần tự nhiên như: Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh,…. Đây đều là những loại thảo dược tự nhiên lành tính, có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ bạn đi vào giấc ngủ ngon và giảm các triệu chứng của mất ngủ gây ra. 

Trên đây là các thông tin về tình trạng mất ngủ và cách để phòng tránh mất ngủ hiệu quả. Nếu bạn đang xuất hiện tình trạng mất ngủ kéo dài thì có thể áp dụng các cách trên hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.