Giải đáp: Bị mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

182

Mất ngủ là hiện tượng rất nhiều người hiện nay gặp phải, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc. Vậy mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Mất ngủ gây ra nguy hại gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng mất ngủ?. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên.

1. Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ

Mất ngủ không khó để có thể nhận ra, bởi khi bị mất ngủ người bệnh thường có những biểu hiện:

-Trằn trọc, khó ngủ, không thể đi vào giấc ngủ sớm.

-Ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh táo lúc nửa đêm, khó ngủ lại.

-Tỉnh giấc nhiều lần, thức dậy sớm, cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất sức.

Mất ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Mất ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

2. Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Chứng mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? nếu tình trạng mất ngủ kéo dài có thể do cơ thể bạn đang mắc một bệnh lý nào đó gây ra chứng mất ngủ.

2.1. Bệnh dị ứng

Bệnh dị ứng có thể gây ra tình trạng mất ngủ, do trong không khí có các chất dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng… có thể gây dị ứng gây viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi. Những triệu chứng dị ứng có thể xảy ra cả ban ngày và ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ gây ra tình trạng tỉnh giấc giữa đêm, mất ngủ.

2.2. Viêm khớp

Bệnh lý viêm khớp khiến cho người bệnh đau nhức ban đêm không thể nào ngủ được. Trong khi đó giấc ngủ và viêm khớp có tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một vòng luẩn quẩn không dứt. Viêm khớp gây đau đớn, lo lắng cho người bệnh khiến họ thường xuyên mất ngủ. 

Do thiếu ngủ mà các triệu chứng của bệnh viêm khớp tăng lên, cứ như vậy, người bệnh có thể gặp phải rất nhiều vấn đề về giấc ngủ trong suốt một khoảng thời gian dài.

Bệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp

2.3. Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra mất ngủ. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ bắt gặp các triệu chứng như ợ nóng, ho và nghẹt thở khi nằm xuống, khiến cho việc nằm ngủ khó khăn, không thể ngủ được. Ngoài ra, còn xuất hiện một số triệu chứng như viêm nướu, đau họng, ợ hơi có thể dẫn đến mất ngủ.

2.4. Bệnh về tim mạch

Những người bị bệnh lý tim mạch như suy tim, xơ mạch máu, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim… rất hay bị mất ngủ, ngủ không liền mạch, không sâu giấc. Bởi người mắc bệnh lý tim mạch có thể bị đau ngực và khó chịu làm cho người bệnh khó thư giãn để đưa cơ thể vào giấc ngủ. 

Người bệnh có thể phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

2.5. Bệnh liên quan đến tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp làm cho hormone bị suy giảm, do đó cơ thể sẽ không được thúc đẩy và gây ra tình trạng mệt mỏi. 

Đặc biệt, cường giáp còn có thể khiến người bệnh mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Khi đó tuyến giáp hoạt động quá mức làm cho các cơ quan liên quan hoạt động mạnh, trao đổi chất nhanh, làm cho người bệnh cảm thấy bồn chồn, gây cản trở khả năng thư giãn và chìm vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc.

2.6. Rối loạn nội tiết tố

Bệnh lý rối loạn nội tiết cũng khiến người bệnh mất ngủ, đặc biệt gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Nồng độ estrogen thay đổi, suy giảm đột ngột khiến cho người phụ nữ bị bốc hỏa, đổ mồ hôi, lo lắng, bất an… ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ.

Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố

2.7. Bệnh về tâm thần

Bệnh lý tâm thần gây ra tăng động, giảm sự chú ý, rối loạn lo âu, tự kỷ… có thể khiến người bệnh bị mất ngủ. Bởi giấc ngủ và sức khỏe tâm thần có liên quan mật thiết với nhau, nếu sức khỏe tâm thần không ổn định sẽ gây ra tình trạng mất ngủ thường xuyên.

3. Tác hại của bệnh mất ngủ thường xuyên

Mất ngủ kéo dài, sẽ tạo tiền đề cho hàng loạt các bệnh lý khác đang “chực chờ” sẵn và gây hệ lụy cho sức khỏe bản thân, cụ thể như sau:

– Kém linh hoạt do tinh thần không tỉnh táo, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ.

– Cơ mệt mỏi, tính khí thay đổi, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung, trầm cảm.

– Mệt mỏi, uể oải, làm việc gì cũng chậm chạp và khó khăn hơn, làm giảm khả năng ghi nhớ, mất tập trung, …  

– Tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe, vận chuyển máy móc…

– Mắc thêm các bệnh lý khác như tim mạch, da xấu đi nhanh chóng, béo phì, làm teo não, tăng nguy cơ đột quỵ, suy giảm sinh lý…

4. Giải pháp điều trị mất ngủ

Khi bị mất ngủ, nhiều người sẽ lo lắng tìm đủ mọi phương pháp để cải thiện tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, càng lo lắng và suy nghĩ nhiều, lại càng khiến cơ thể stress và căng thẳng, dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. 

Vì thế, điều đầu tiên trong điều trị mất ngủ cần làm đó chính là giữ bình tĩnh để đầu óc luôn sáng suốt và minh mẫn thì mới tìm được cách khắc phục phù hợp. Để cải thiện tình trạng mất ngủ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

– Điều trị bằng thuốc Tây 

Trường hợp mãn tính, người bệnh bị mất ngủ có thể được chỉ định thuốc ngủ đặc trị chứa thành phần như Eszopiclone, Ramelteon, Zaleplon, Zolpide…

Các thuốc điều trị này chỉ sử dụng trong một thời gian nhất định, không dùng lâu dài vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ ban ngày, suy giảm chức năng nhận thức, phụ thuốc thuốc, nhờn thuốc…Vì thế, việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.

– Điều trị bằng thảo dược

Điều trị mất ngủ bằng thảo dược mang đến sự an toàn và hiệu quả nên rất nhiều người tin dùng. Sản phẩm thảo dược đó chứa thành phần như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Bình vôi, Lá vông, Phục linh, Sơn dược, Mẫu lệ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, an thần, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc.

– Điều trị không dùng thuốc

Mất ngủ do thay đổi thói quen sinh hoạt, môi trường sống… bệnh nhân chưa cần dùng đến thuốc mà chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện một số biện pháp khắc phục như:

+ Liệu pháp kiểm soát kích thích: Loại bỏ các yếu tố khiến bạn bị mất ngủ, chỉ nằm lên giường khi buồn ngủ, …

+ Liệu pháp thư giãn: Điều chỉnh trạng thái tâm lý, thư giãn tinh thần, cơ thể để giảm căng thẳng và lo lắng, từ đó giúp dễ ngủ vào ban đêm.

+ Liệu pháp hạn chế giấc ngủ: Giảm thời gian nằm trên giường và tránh ngủ trưa vào ban ngày.

+ Vệ sinh giấc ngủ: Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… không suy nghĩ khi đã lên giường ngủ.

+ Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung các thực phẩm giúp ngủ ngon chứa nhiều vitamin nhóm B, magie và tryptophan. Tránh các chất béo, các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, …

+ Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu chứa mùi hương dễ chịu giúp làm dịu cảm xúc, thư giãn cả cơ thể và tâm trí để sẵn sàng cho giấc ngủ.

Có thể thấy, mất ngủ không chỉ làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi băn khoăn mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì, tốt nhất người bệnh nên đi khám để có hướng điều trị phù hợp, đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt trong cuộc sống.