Mất ngủ ở người già cần xử lý như thế nào?

170

Với người lớn tuổi, tình trạng sức khỏe và chất lượng giấc ngủ đều bị suy giảm. Nếu không được khắc phục kịp thời thì có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy mất ngủ ở người già là gì và  cần phải xử lý như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Thế nào là chứng mất ngủ ở người cao tuổi?

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ thường khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc dễ thức giấc vào nửa đêm. Không chỉ vậy, người bị mất ngủ còn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày, mắt thâm quầng, da dẻ xanh xao vàng vọt, mất tinh thần. 

Theo nghiên cứu những người từ 60 tuổi trở lên có xu hướng mất ngủ nhiều hơn. Khi bị mất ngủ thường xuyên người cao tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tâm lý và tâm thần. Ngoài ra người lớn tuổi còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như rối loạn nhịp thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên.

Mất ngủ ở người già
Mất ngủ ở người già

2. Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ ở người cao tuổi

Đối với người già, mất ngủ thường do những thay đổi tự nhiên đối với nhịp sinh học và chu kỳ ngủ-thức của họ. Thông thường người lớn tuổi bị mất ngủ thường có những dấu hiệu và biểu hiện như sau:

– Khó ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ.

– Thức dậy giữa đêm sau đó không ngủ lại được.

– Dậy sớm hơn mong muốn và lặp đi lặp lại nhiều lần.

– Khó ngủ nếu không có sự hỗ trợ như nhạc nhẹ hoặc có người chăm sóc.

Nếu các tình trạng này diễn ra khoảng 3 lần một tuần và kéo dài ít nhất 3 tháng người bệnh nên tìm đến các bác sĩ để được tư vấn và thăm khám điều trị. Nếu tình trạng này xảy ra có thể người bệnh đã bị mất ngủ mãn tính. 

Các triệu chứng mất ngủ trên có thể xảy ra độc lập hoặc đồng thời cùng lúc. Vì vậy khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào như trên, các bạn nên lưu ý đến vấn đề sức khỏe của người cao tuổi.

Dấu hiệu mất ngủ ở người già
Dấu hiệu mất ngủ ở người già

3. Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Quá trình lão hóa tự nhiên thường là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi về giấc ngủ ở người già. Ngoài ra, người già bị mất ngủ còn do những nguyên nhân dưới đây:

– Người già mắc các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Một số người già bị mất ngủ có thể do gặp phải các chứng bệnh như ngừng thở lúc ngủ, hiện tượng chân tay cử động về đêm gây thức giấc giữa chừng và khó khăn để ngủ lại.

– Người già mắc các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Các căn bệnh đau cơ xương khớp thường đau nhiều vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi. Ngoài ra một số bệnh lý khác như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm, khó thở cũng dẫn đến bệnh mất ngủ ở người già.

– Người già mắc các bệnh lý về thần kinh: Trầm cảm được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó ngủ, thức dậy giữa đêm, ngủ nhiều vào ban ngày. Nhiều người còn bị kích động về thần kinh nên trở nên khó ngủ.

– Người già mất ngủ do dùng thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng là nguyên nhân gây mất ngủ ở người già trong đó có các loại thuốc như nhóm thuốc corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa… Các loại thuốc này thường gây buồn ngủ vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.

4. Điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

Về cơ bản, đối với nhóm người cao tuổi thường có xu hướng buồn ngủ sớm hơn nhưng ngủ lại ít hơn và không được sâu giấc như nhóm trẻ tuổi. Tuy nhiên, bệnh mất ngủ ở người già nếu kéo dài cần được khám xét và điều trị kịp thời. Sau khi tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh mất ngủ ở người già, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cụ thể theo từng tình trạng bệnh.

– Tạo không gian ngủ: Các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tự tạo cho mình một không gian thoải mái để chìm vào giấc ngủ nhanh chóng và dễ dàng nhất. Người bệnh cần có phòng ngủ riêng, yên tĩnh với nhiệt độ phù hợp. Giường và nệm có chất liệu tốt thoải mái, đặc biệt nệm không được quá cứng hoặc quá mềm để tránh tình trạng đau nhức xương khớp. Ngoài ra các bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh không nên sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như caffeine, trà và thuốc lá.

– Điều trị bằng thuốc: Hầu hết các bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp tự nhiên giúp người bệnh dễ ngủ hơn mà không dùng đến thuốc. Tuy nhiên một vài trường hợp điều trị đều không thể giúp đỡ người bệnh cải thiện giấc ngủ thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc bổ sung melatonin. Thường sử dụng từ 1-2h trước khi ngủ để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người già. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định từ các bác sĩ.

– Cải thiện chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống hàng ngày cho người già bị mất ngủ cũng cần được cải thiện. Cần đảm bảo đầy đủ 3 chất thiết yếu là đạm, đường và mỡ. Tuy nhiên, nên chế biến cho người cao tuổi những loại thức ăn dễ tiêu hóa có chứa nhiều loại vitamin và đặc biệt không nên sử dụng các loại chất kích thích.

– Điều trị mất ngủ cho người già bằng liệu pháp tâm lý: Hãy để cho người lớn tuổi có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Tránh môi trường nhiều tiếng ồn, ô nhiễm. Bên cạnh đó, nên có thói quen ngủ đúng giờ không nên ngủ trưa quá nhiều. Với những người già mất ngủ do tâm lý bị stress căng thẳng cần chia sẻ với người thân, chuyên gia tâm lý để cơ thể được thoải mái và có những giấc ngủ ngon.

Điều trị mất ngủ ở người già
Điều trị mất ngủ ở người già

5. Người cao tuổi cần ngủ bao nhiêu giờ một ngày thì đủ?

Người cao tuổi cần được ngủ trung bình từ 7 đến 9 giờ đồng hồ một ngày để có thể có một tinh thần thoải mái, tỉnh táo và hoạt động tốt. Vì vậy, nếu gặp các vấn đề về tâm lý, rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến lịch trình của người lớn tuổi cần nhanh chóng được cải thiện để đảm bảo người cao tuổi có một sức khỏe tốt.

6. Phòng tránh bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

Bên cạnh việc điều trị mất ngủ ở người già, người thân cũng cần giúp người già phòng tránh căn bệnh này bằng cách:

– Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian ngủ nghỉ.

– Tránh ngủ trưa quá nhiều.

– Thiết lập thói quen thư giãn dễ đi vào giấc ngủ mỗi đêm như nghe nhạc, đọc sách…

– Không sử dụng các thiết bị điện tử, ti vi hoặc máy tính trong phòng ngủ của người cao tuổi. Vì ánh sáng xanh dễ khiến người già khó đi vào giấc ngủ hơn.

– Duy trì nhiệt độ và ánh sáng trong phòng ở mức độ tốt.

– Khuyến khích người lớn tuổi tập luyện thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên nên lựa chọn những loại hình thể thao vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…

– Không sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia hoặc nước ngọt có ga.

Duy trì lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa mất ngủ ở người già hiệu quả
Duy trì lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa mất ngủ ở người già hiệu quả

– Ngoài ra, với những trường hợp người cao tuổi ngủ ít, ngủ không sâu giấc có thể cải thiện bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ. Đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và được nhiều người tin tưởng sử dụng.

Trên thị trường hiện nay có một sản phẩm giúp an thần, hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc đó là An Thần Vinh Gia.

Viên uống giảm mất ngủ An Thần Vinh Gia có chứa các loại thảo dược tự nhiên như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh. Các loại thảo dược này đều được chứng minh công dụng tốt hỗ trợ giấc ngủ một cách dễ dàng, tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. (Chi tiết sản phẩm tại đây)

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu được bệnh mất ngủ ở người già cần xử lý như thế nào. Khi trong gia đình có người lớn tuổi, mọi người cần quan tâm và chăm sóc chu đáo nhất để người thân yêu của mình có một sức khỏe tốt nhất có thể.