Ngủ mở mắt là một trong những hiện tượng khá hay gặp khi con người chìm vào giấc ngủ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Làm thế nào để có thể điều trị được chứng ngủ mở mắt một các triệt để?
1. Ngủ mở mắt là gì?
Ngủ mở mắt hay còn được gọi với tên gọi khác là chứng hở mi ban đêm. Đây là tình trạng mà khi bạn đi ngủ, mi mắt của bạn chỉ đóng được một phần hoặc không nhắm được hoàn toàn khiến mắt bạn tiếp xúc với bầu không khí bên ngoài.
Tình trạng ngủ mở mắt thường diễn ra khá nhiều ở trẻ nhỏ, nhưng chúng có thể tự khỏi khi trẻ bắt đầu lớn hơn. Thêm vào đó, hiện tượng này còn thường xảy ra ở những người cao tuổi khi mà những mô mi mắt bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt.
2. Triệu chứng nhận biết và cách phát hiện bệnh ngủ mở mắt
Một số triệu chứng ngủ mở mắt (hở mi mắt) mà bạn có thể dựa vào để nhận biết tình trạng này ở bản thân cũng như những người xung quanh đó là:
– Khi đang ngủ, những người khác vẫn có thể nhìn thấy được mắt bạn vẫn đang mở hay nói cách khác là mắt bạn đang không đóng hoàn toàn.
– Mắt có hiện tượng rối loạn chức năng điều tiết tuyến lệ, hình dạng mi mắt có sự thay đổi khiến mắt khô, nhìn mờ hơn và có cảm giác khó chịu.
– Bề mặt nhãn cầu có hiện tượng bị lồi ta tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, bụi hay các dị vật có thể rơi vào gây nhiễm trùng mắt. Thường những lúc này bạn sẽ cảm thấy mắt bị ngứa và bắt đầu đưa tay lên dụi mắt.
Dựa vào những triệu chứng kể trên, thì người phát hiện được bệnh nhân đang có dấu hiệu hở mi mắt thường sẽ là người nhà hoặc vợ chồng ngủ với nhau. Khi bạn quan sát người bên cạnh đang ngủ say mà mắt không nhắm hết hoặc vãn mở thì rất có thể người đó đã mắc chứng ngủ mở mắt.
Thêm vào đó, những người bị chứng ngủ mở mắt thường không thể nhắm kín mắt dù đã chủ động mắt. Đây cũng là các đánh giá của bác sĩ khi dựa vào khả năng nhắm kín mắt khi khám chức năng của dây thần kinh VII (dây thần kinh mặt).
3. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ngủ mở mắt
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng ngủ mở mắt đó là:
3.1. Vấn đề về cơ hoặc dây thần kinh hay vùng da quanh mí mắt
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng ngủ mở mắt đó chính là do các vấn đề về cơ hoặc dây thần kinh hay vùng da quanh mí mắt.
Nguyên nhân chính gây tê liệt hoặc suy yếu các dây thần kinh mặt có thể là do có khối u xuất hiện chèn ép lên dây thần kinh hoặc có thể do bạn đã từng phẫu thuật khối u nào đó gần dây thần kinh mắt, hay do bệnh thần kinh cơ, các chấn thương xung quanh vùng mắt,…
Thêm vào đó, ngủ mở mắt còn có thể ảnh hưởng do tình trạng nhiễm trùng được gây ra bởi một số bệnh lý như: thủy đậu, quai bị, bạch hầu, bệnh phong,…. Những bệnh lý này đều có thể dẫn đến tình trạng tê liệt dây thần kinh ở người, thậm chí ở cả tứ chi.
3.2. Nhãn cầu lồi
Nhãn cầu lồi cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn ngủ mở mắt. Bởi khi nhãn cầu lồi ra phía trước thì mi sẽ không thể che phủ được hết nhãn cầu. Do vậy, tình trạng ngủ mở mắt có thể diễn ra khi người người bệnh mắc các bệnh lý làm cho nhãn cầu lồi ra như: viêm hoặc u hốc mắt, bệnh lý hốc mắt do tuyến giáp, bệnh lý mạch máu hốc mắt…
3.3. Các nguyên nhân khác dẫn tới chứng ngủ đêm
Một số nguyên nhân phổ biến khác dẫn tới chứng ngủ đêm đó chính là do các tổn thương mí mắt. Điển hình như việc phẫu thuật mí mắt, sẹo do bỏng hay các chấn thương khác ở khu vực mắt gây ra. Đó là lúc mắt đã bị ảnh hưởng đến hoạt động do các tổn thương nên không thể khép mắt vào hoàn toàn.
Thêm vào đó, chứng rối loạn giấc ngủ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngủ mở mắt. Hiện nay rất nhiều người mắc chứng rối loạn giấc ngủ mà không rõ nguyên nhân.
Một số trường hợp khác, ngủ mở mắt còn có thể là do lông mi ở trên và ở dưới quá dày khiến cho mắt không thể nhắm được hoàn toàn khi ngủ.
4. Biến chứng và cách điều trị chứng ngủ mở mắt
4.1. Biến chứng của hiện tượng ngủ mở mắt
Ngủ mở mắt là hiện tượng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt và cả sức khỏe của tổng thể, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của hiện tượng này đó chính là mất đi thị lực, khả năng nhìn sẽ khó khăn hơn nhiều.
Bởi khi chúng ta nhắm mắt, chớp mắt, lớp nước mắt mỏng sẽ được bôi đều lên trên giác mạc và kết mạc. Do đó mắt sẽ không có hiện tượng bị khô hay mỏi mắt. Tuy nhiên nếu bạn bị tình trạng ngủ mở mắt thì mắt sẽ không được làm ẩm và về lâu dần mắt sẽ bị khô, mờ đục hoặc loét giác mạc và dẫn đến mất thị lực.
Một biến chứng khác mà bạn có thể gặp phải khi ngủ mở mắt đó chính là mắt hay nhãn cầu có thể bị trầy xước. Hiện tượng ngủ mắt cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh dày sừng tiếp xúc nơi ngoài cùng của giác mạc bị tổn thương, loét giác mạc nơi vết loét hở phát triển trên giác mạc.
4.2. Các phương án điều trị chứng ngủ mở mắt
Hiện nay, y tế phát triển nên các phương án điều trị chứng ngủ mở mắt cũng ngày càng nhiều và đơn giản hơn. Với những người gặp tình trạng ngủ mở mắt, các bác sĩ khuyên bạn nên đeo kính chống ẩm vào ban đêm khi ban đi ngủ.
Những cặp kính này sẽ hoạt động như mí mắt giúp mắt bạn giữ được độ ẩm tốt hơn trong khi ngủ, tránh tình trạng khô mắt khi ngủ dậy. Thêm vào đó, đừng quên đặt thêm máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ ẩm không khí xung quanh và mắt.
Đó là những cách đơn giản để bạn có thể tăng cường ẩm cho mắt, Còn khi mắc bệnh, bạn sẽ cần lựa chọn một trong hai cách điều trị dưới đây:
– Sử dụng thuốc: Thuốc dành cho mắt là một trong những phương án hiệu quả để bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho đôi mắt. Khi bị hiện tượng ngủ mở mắt, bạn cần nhỏ thuốc nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo. Thông thường, bạn sẽ cần nhỏ khoảng bốn lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng thêm thuốc mỡ tra mắt để ngăn ngừa trầy xước.
– Phẫu thuật mắt: Trong trường hợp mí mắt bạn bị liệt khiến bạn ngủ mở mắt thì điều bạn cần làm đó chính là phẫu thuật mắt. Các bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiến hành phẫu thuật mí mắt hay cấy ghép implant vào mí mắt. Bởi khi bạn thực hiện cấy implant vào mắt thì mí mắt sẽ nặng hơn và sẽ giúp giữ mắt nhắm hoàn toàn khi bạn ngủ. Như vậy mắt bạn sẽ được bảo vệ hoàn toàn.
Như đã nói ở trên, ngủ mở mắt không phải là một trong những hiện tượng hiếm gặp và quá nguy hiểm khi được phát hiện sớm. Điều bạn cần làm đó chính là sử dụng thuốc bôi và nhỏ mắt thường xuyên để mắt vẫn giữ được đổ ẩm. Tuy nhiên, nếu ngủ mở mắt là do các bệnh lý liên quan và có thể ảnh hưởng đến thị lực thì bạn cần đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để tư vấn và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.