Cảnh báo những lý do tại sao bị lệ thuộc vào thuốc ngủ

173

Rất nhiều người thường xuyên gặp phải các vấn đề về giấc ngủ và lựa chọn sử dụng thuốc ngủ để có thể ngủ ngon hơn. Trong khi hầu hết các loại thuốc ngủ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn thì một số người lại dùng chúng trong thời gian dài và dẫn tới lệ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc ngủ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và cách khắc phục như thế nào? 

1. Dấu hiệu phụ thuộc vào thuốc ngủ

Thuốc ngủ là loại thuốc dùng để hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, giúp những người mất ngủ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Loại thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế tác động vào hệ thần kinh trung ương và bộ não, kích thích việc giải phóng hormone gây buồn ngủ.

Thuốc ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, cải thiện những triệu chứng mất ngủ một cách hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, một nhược điểm của thuốc ngủ đó là gây nghiện. Do đó, nếu bạn sử dụng loại thuốc này trong một thời gian quá dài thì rất dễ gặp tình trạng bị lệ thuộc vào thuốc ngủ, thậm chí là nghiện thuốc. 

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị phụ thuộc vào thuốc ngủ đó là:

  • Không thể ngủ ngon hay đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng nếu không sử dụng thuốc ngủ.
  • Bị đổ mồ hôi nhiều, sợ hãi
  • Huyết áp và nhịp tim tăng.
  • Cơ thể run rẩy.
  • Trong trường hợp nặng hơn, khi bị nghiện thuốc ngủ người bệnh còn có thể mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ xã hội.
Dấu hiệu lệ thuộc vào thuốc ngủ
Dấu hiệu lệ thuộc vào thuốc ngủ

2. Nguyên nhân bị lệ thuộc vào thuốc ngủ

Vậy tại sao bị lệ thuộc vào thuốc ngủ? Những nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là do người bệnh sử dụng thuốc ngủ quá 7 ngày. Theo các chuyên gia, nếu bạn dùng thuốc ngủ liên tiếp trong 3 tuần, chắc chắn bạn sẽ bị lệ thuộc vào thuốc. Còn nếu bạn sử dụng thuốc ngủ liên trong vòng hơn 1 tháng, lúc này bạn sẽ không thể ngủ được nếu thiếu thuốc.

Bên cạnh đó, việc tự ý mua và sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, hay dùng thuốc quá liều lượng không theo chỉ định của bác sĩ cũng có thể gây ra tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Thậm chí, có nhiều trường hợp còn bị nhờn thuốc, nghiện thuốc ngủ và gây ra những hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe.

3. Biện pháp hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc ngủ

Để khắc phục trình trạng bị phụ thuộc vào thuốc ngủ, cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên, an toàn, bạn có thể thực hiện một số cách sau:

– Ưu tiên sử dụng những biện pháp điều trị mất ngủ không dùng thuốc

Mất ngủ là bệnh có thể chữa được. Đặc biệt, để khắc phục tình trạng này người bệnh có thể không cần sử dụng thuốc. Thay vào đó, hãy điều chỉnh và xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý cho mình. 

Một số yếu tố bạn có thể tác động và cải thiện đó là: thời gian ngủ không quá muộn, tạo không gian ngủ sạch sẽ thoải mái, hạn chế tiếng ồn trong không gian ngủ, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày (từ 7 – 8 tiếng/ngày), có thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày, hạn chế stress…

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố tác động tới giấc ngủ. Nếu bị chứng khó ngủ, mất ngủ, bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày: mộc nhĩ đen, trứng, sen, đậu xanh, cá, sữa chua, chuối, yến mạch… 

Đặc biệt lưu ý, hãy tránh xa những chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và không nên ăn quá no trước khi đi ngủ. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cải thiện giấc ngủ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cải thiện giấc ngủ

– Tăng cường tập thể dục thể thao

Mỗi ngày bạn hãy dành ra khoảng 30 – 60 phút để tập luyện. Việc tập thể dục sẽ giúp cơ thể bạn được vận động, không chỉ làm tăng cường sức khỏe mà còn làm giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn các bộ môn như: tập yoga, đi bộ, đạp xe,…

– Thời gian sử dụng thuốc ngủ hợp lý

Bạn chỉ nên sử dụng thuốc ngủ hay thuốc an thần trong khoảng thời gian ngắn (không quá 7 ngày). Bên cạnh đó, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng để không gây nhờn hay nghiện thuốc. 

– Có liệu trình giảm thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc ngủ, người bệnh cũng cần có một lộ trình giảm số lượng thuốc đang sử dụng xuống. Việc này sẽ giúp cơ thể thích nghi dần và quen với việc không có thuốc. Hãy kết hợp giảm thuốc và duy trì những thói quen sinh hoạt tốt để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. 

– Điều trị bệnh lý liên quan

Trong một số trường hợp, người bệnh bị mất ngủ do mắc một số bệnh lý như: viêm đường hô hấp, viêm loét dạ dày, suy nhược thần kinh,… Lúc này, bệnh nhân cần chữa trị các bệnh này để hạn chế tình trạng mất ngủ, khó ngủ. 

– Kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược

Bên cạnh những loại thuốc Tây, bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị mất ngủ có nguồn gốc từ thảo dược như: Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh…

Ưu điểm của những loại thảo dược này đó là lành tính, không gây nghiện nhưng có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ an thần. Từ đó, chúng giúp người bệnh dễ ngủ hơn, ngủ ngon giấc, đồng thời làm giảm triệu chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ. Việc sử dụng sản phẩm thảo dược cũng sẽ giúp hoạt huyết, thông mạch, cải thiện bệnh mất ngủ tận gốc, đem lại một giấc ngủ ngon tự nhiên cho bệnh nhân. 

Hiện nay, trên thị trường có viên uống giảm mất ngủ An Thần Vinh Gia là sản phẩm tiên phong có chứa 8 loại thảo dược như đã nêu trên có công dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon giấc và giảm triệu chứng trằn trọc khó ngủ.

Tuy nhiên, những sản phẩm này sẽ không có hiệu quả ngay lập tức. Vì vậy, bạn cần kiên trì sử dụng đều đặn, thường xuyên để có thể thấy sự thay đổi trong quá trình điều trị chứng mất ngủ. 

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã tự mình trả lời được câu hỏi “Tại sao bị lệ thuộc vào thuốc ngủ?”. Hy vọng bạn cũng đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết cách phòng tránh tình trạng bị phụ thuộc vào thuốc ngủ, cùng một số phương pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả, an toàn nhất cho mình.